Mặc dù Bắc Mỹ và châu Âu là khu vực có nhiều nước đi đầu trong quá trình đổi mới khoa học đời sống, song Nhật Bản vẫn là nước hàng đầu ở châu Á có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, các ngành khoa học đời sống mới nổi ở Hàn Quốc, và gần đây là Trung Quốc, đang nhanh chóng bắt kịp Nhật Bản, sau khi đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và R&D, cũng như ban hành các chính sách quốc gia nhằm khuyến khích và tăng cường phát triển mạnh hơn nữa hệ sinh thái khoa học đời sống của họ.
Báo cáo có tiêu đề Supporting an innovative life sciences ecosystem in Japan (tạm dịch: Hỗ trợ một hệ sinh thái khoa học đời sống đổi mới ở Nhật Bản) là một công trình nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo kinh tế), được tài trợ bởi Tập đoàn Dược phẩm Pfizer. Báo cáo mô tả những phát hiện từ một dự án nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố tạo điều kiện góp phần tạo nên một môi trường ưu tiên đổi mới trong lĩnh vực khoa học đời sống và cách Nhật Bản so sánh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Báo cáo bao gồm một bài tập về thẻ điểm chuẩn được thực hiện trong 2 tháng 12 năm 2019 và tháng 1 năm 2020 tại 4 quốc gia là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhìn chung, trong khi Nhật Bản vẫn đang thực hiện đổi mới khoa học đời sống ở mức độ cao, song dường như lĩnh vực này vẫn bộc lộ một số dấu hiệu trì trệ, trong khi Mỹ đang dẫn đầu và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực cũng đang bắt kịp hoặc vượt qua Nhật Bản.
– Theo dữ liệu của Nature Index, số lượng các ấn phẩm chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học đời sống của Nhật Bản giảm khoảng 17% từ năm 2015 đến năm 2019, trong khi số ấn phẩm của Trung Quốc lại tăng gần 80% trong cùng giai đoạn này. Thêm vào đó, các bằng sáng chế được cấp cho đổi mới công nghệ dược phẩm hoặc y tế đang có xu hướng tăng ở Hàn Quốc và Trung Quốc, nhưng vẫn ổn định ở Nhật Bản và Mỹ. Trong khi Nhật Bản vẫn vượt xa các nước láng giềng trong khu vực là Hàn Quốc và Trung Quốc trong việc nhận được phê duyệt thuốc mới từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Điều đáng chú ý là, tất cả thuốc mới đều đến từ các công ty dược phẩm sinh học lớn, có uy tín so với các công ty công nghệ sinh học tương đối mới phổ biến ở Mỹ.
– Lực lượng lao động R&D của Nhật Bản cũng đang chịu áp lực, với các trường đại học chuyển sang tuyển dụng các nhà nghiên cứu theo hợp đồng ngắn hạn, một tỷ lệ nhỏ các nhà nghiên cứu nữ (15%) và số lượng sinh viên quốc tế hoặc nhà nghiên cứu nước ngoài thấp hơn so với Mỹ (5,6% so với. 28%).
– Cuối cùng, Nhật Bản cũng tụt hậu về tài chính dành cho R&D; với mức tài trợ 18 tỷ USD được cấp trong năm tài chính vừa qua khi có sẵn dữ liệu, kém xa mức 100 tỷ USD của Trung Quốc và 179 tỷ USD của Mỹ.
Một số lĩnh vực chính sách ưu tiên đã được xác định cần được giải quyết để Nhật Bản duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu trên giai đoạn đổi mới. Chúng bao gồm: việc duy trì và mở rộng lực lượng lao động (bằng cách khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động R&D, hỗ trợ các nhà khoa học nghiên cứu nước ngoài làm việc tại Nhật Bản và đào tạo lại nhân viên hiện có); tăng chi tiêu của Chính phủ dành cho R&D và khuyến khích tốt hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh; làm rõ các quy định xung quanh tranh chấp về sở hữu trí tuệ; khuyến khích chuyển giao công nghệ; và có chính sách rõ ràng và minh bạch về giá cả và tài trợ cho các loại thuốc cải tiến.
Ông Jesse Quigley Jones, biên tập viên của báo cáo, cho biết: “Nhật Bản có truyền thống đổi mới trong khoa học đời sống và có nhiều động lực đóng góp mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tiến bộ dường như đang có dấu hiệu chững lại và giống như nhiều quốc gia, vẫn tồn tại các lĩnh vực cần cải tiến. Để Nhật Bản duy trì và củng cố vị thế là nhà đổi mới hàng đầu thế giới trong ngành khoa học đời sống, thì việc đầu tư đổi mới vào nghiên cứu cơ bản, hỗ trợ chuyển giao công nghệ và thương mại hóa cũng như tăng cường lực lượng lao động trong ngành khoa học đời sống là những lĩnh vực cần được ưu tiên”.
Thông tin về Nghiên cứu
Báo cáo có tiêu đề Supporting an innovative life sciences ecosystem in Japan (tạm dịch: Hỗ trợ một hệ sinh thái khoa học đời sống đổi mới ở Nhật Bản) là một công trình nghiên cứu của The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo kinh tế), được tài trợ bởi Tập đoàn Dược phẩm Pfizer. Báo cáo mô tả những phát hiện từ một dự án nghiên cứu nhằm điều tra các yếu tố tạo điều kiện góp phần tạo nên một môi trường ưu tiên đổi mới trong lĩnh vực khoa học đời sống và cách Nhật Bản so sánh với các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Báo cáo bao gồm một bài tập về thẻ điểm chuẩn được thực hiện trong 2 tháng 12 năm 2019 và tháng 1 năm 2020 tại 4 quốc gia là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc
Thông tin về The Economist Intelligence Unit – EIU (Đơn vị Tình báo kinh tế)
Đơn vị Tình báo kinh tế (EIU) là đơn vị hàng đầu thế giới chuyên cung cấp thông tin tình báo về kinh doanh. Đây là đơn vị thành viên của The Economist Group, công ty xuất bản tờ tạp chí danh tiếng The Economist. EIU giúp các giám đốc điều hành đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp các phân tích kịp thời, đáng tin cậy và khách quan về các xu hướng thị trường và các chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới.
Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.eiu.com or www.twitter.com/theeiu
Thông tin về Pfizer
Pfizer áp dụng khoa học và các nguồn lực toàn cầu của mình để mang lại các liệu pháp cho mọi người nhằm kéo dài và cải thiện đáng kể cuộc sống của họ. Pfizer cố gắng thiết lập tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và giá trị trong việc khám phá, phát triển và sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả thuốc mới, sáng tạo và vắc xin. Mỗi ngày, đội ngũ nhân viên của Pfizer làm việc trên khắp các thị trường phát triển và mới nổi để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa, có phương pháp điều trị và chữa khỏi những căn bệnh đáng sợ nhất trong thời đại của chúng ta.
Trong hơn 170 năm qua, Pfizer đã làm việc để tạo ra sự khác biệt cho tất cả mọi người. Pfizer thường xuyên đăng thông tin có thể quan trọng đối với các nhà đầu tư trên trang web www.pfizer.com. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm, hãy truy cập trên www.pfizer.com (toàn cầu) và www.pfizer.co.jp (Nhật Bản).