Tiến sĩ Jane Goodall, DBE, người sáng lập Viện Jane Goodall, Sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc và là một trong những nhà linh trưởng học có ảnh hưởng nhất hiện nay, đã được trao Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực Phát triển bền vững “do những khám phá, phát hiện mang tính đột phá của bà về linh trưởng học, từ đó xác định lại mối quan hệ giữa người và động vật và ghi nhận sự cống hiến vô song trọn đời của bà cho việc bảo tồn môi trường Trái đất”. Công việc của bà đã đặt nền tảng vững chắc hướng tới một tương lai bền vững.
Giải thưởng Tang năm 2020 trong lĩnh vực khoa học dược phẩm sinh học đã thuộc về 3 nhà khoa học là các tiến sỹ Charles Dinarello (Mỹ), Marc Feldmann (Anh / Australia) và Tadamitsu Kishimoto (Nhật Bản) “vì sự phát triển của liệu pháp sinh học nhắm mục tiêu cytokine để điều trị các bệnh viêm nhiễm”. Nghiên cứu của 3 nhà khoa học kéo dài gần nửa thế kỷ, không chỉ có những đóng góp to lớn cho khoa học cơ bản, mà còn cho thấy tiềm năng có thể điều trị cho những bệnh nhân mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2), tác nhân gây ra đại dịch COVID-19.
Nhà sử học nổi tiếng Wang Gungwu đã giành được Giải thưởng về Trung Quốc học “do sự hiểu biết và mổ xẻ về lịch sử trật tự thế giới Trung Quốc, Hoa kiều… Là học giả hàng đầu về quan hệ có tính lịch sử giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, ông Wang Gungwu đã phát triển cách tiếp cận độc đáo để hiểu Trung Quốc bằng cách xem xét mối quan hệ lâu dài và phức tạp của quốc gia này với các nước láng giềng phía nam. Sự uyên bác và khả năng phân tích đầy sức thuyết phục của ông đã làm phong phú thêm những lý giải mang tính truyền thống từ quan điểm nội bộ hoặc liên quan đến phương Tây về sự thay đổi, phát triển của Trung Quốc”.
Ba tổ chức phi chính phủ (NGO) là Hiệp hội Luật sư môi trường Bangladesh (Bangladesh Environmental Lawyers Association – BELA) của Bangladesh; Dejusticia: Trung tâm Luật pháp, Tư pháp và Xã hội đến từ Colombia và Legal Agenda của Lebanon cùng được bình chọn là người chiến thắng chung của Giải thưởng Tang năm 2020 về luật pháp. Giải thưởng Tang năm 2020 đã ghi nhận “những nỗ lực không mệt mỏi của họ trong việc tiếp tục cổ xúy tinh thần thượng tôn pháp luật thông qua giáo dục và vận động. Với việc theo đuổi và thắng các vụ kiện mang tính chiến lược, các tổ chức này đã cho thấy sự kiên trì, bền bỉ trong việc thúc đẩy công lý xã hội và bảo vệ môi trường một cách mạnh mẽ ở các quốc gia, nơi mà nền tảng của luật pháp đang bị thách thức nghiêm trọng”.
Được thành lập bởi doanh nhân Đài Loan, Tiến sỹ Samuel Yin, Giải thưởng Tang được trao 2 năm một lần trong 4 lĩnh vực là Phát triển bền vững, Khoa học dược phẩm sinh học, Trung Quốc học và Luật pháp. Mỗi người đoạt Giải thưởng Tang được nhận 40 triệu Đài tệ (khoảng 1,33 triệu USD) bằng tiền mặt, 10 triệu Đài tệ (khoảng 0,33 triệu USD) khoản tài trợ nghiên cứu, một huy chương được làm bằng vàng nguyên chất 99,99% được thiết kế bởi nhà thiết kế Nhật Bản Fukasawa Naoto. Giải thưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa văn hóa và công nghệ để tìm ra cho sự phát triển bền vững của thế giới trong thế kỷ 21. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web chính thức của giải thưởng tại https://www.tang-prize.org/en/first.php.
Thông tin về Tang Prize (Giải thưởng Tang)
Tiến sĩ Samuel Yin, Chủ tịch Tập đoàn Ruentex, đã sáng lập Giải thưởng Tang vào tháng 12 năm 2012 như một phần mở rộng của giá trị tối cao mà gia đình ông đặt vào giáo dục. Với ý định nhớ lại thời kỳ hoàng kim của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, Giải thưởng Tang tìm kiếm nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho những người làm việc ở tất cả các nơi trên thế giới. Để biết thêm thông tin về Giải thưởng Tang và những người từng đoạt giải, hãy truy cập www.tang-prize.org.