Theo 2021 Singapore Employee Experience Trends Report (tạm dịch: Báo cáo xu hướng Trải nghiệm nhân viên Singapore năm 2021), 4 trong số năm yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên đã thay đổi trong năm ngoái.
Việc tạo cảm giác thân thuộc và liên tục cải tiến cách làm việc nổi lên là hai động lực hàng đầu thu hút sự tham gia của nhân viên. Sự tự tin vào lãnh đạo cấp cao vốn đứng thứ hai trong danh sách năm ngoái nay xếp ở vị trí thứ ba; tiếp theo là các nhà quản lý đóng vai trò mô hình hóa sự hợp tác hiệu quả với các nhóm khác và sự hợp tác hiệu quả giữa các nhóm.
Các yếu tố thúc đẩy sự gắn bó bị rớt khỏi Top 5 là mối liên hệ rõ ràng giữa công việc và các mục tiêu chiến lược của công ty, người quản lý giúp nhân viên phát triển nghề nghiệp, có cơ hội học hỏi và phát triển, và được công nhận vì đã làm việc tốt.
Sự gắn bó của nhân viên ở Singapore đang gia tăng
Bất chấp những thách thức mà các doanh nghiệp và chính phủ phải đối mặt vào năm 2020, mức độ gắn bó một cách tổng thể của nhân viên ở Singapore đã tăng lên 56% vào năm 2020, từ 47% vào năm 2019. Con số này phù hợp với mức trung bình toàn cầu, tăng 13% trong năm ngoái (66 % so với 53%). Ý định ở lại với một tổ chức, doanh nghiệp từ ba năm trở lên cũng tăng lên 56%, từ 43% vào năm 2019.
Phúc lợi (chế độ đãi ngộ), yếu tố đóng góp quan trọng cho trải nghiệm nhân viên tổng thể, tiếp tục là ưu tiên của người lao động và được dự đoán là xu hướng chính của các tổ chức trong năm 2021. Cảm giác thân thuộc cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Những nhân viên Singapore được hỏi cảm thấy họ thuộc về tổ chức có khả năng đánh giá phúc lợi của họ cao hơn gấp 4 lần so với những người cảm thấy lạc lõng tại nơi làm việc (75% so với 18%).
Mặc dù vậy, chỉ có 56% nhân viên ở Singapore đánh giá mức độ phúc lợi tổng thể của họ là thuận lợi, giảm 13% so với giữa năm 2020 và dưới mức trung bình toàn cầu là 67%.
Ông Lauren Huntington, Bộ phận Chiến lược giải pháp EX, của Qualtrics Đông Nam Á, nhận xét: “Năm 2020 đã làm thay đổi không thể đảo ngược thế giới lao động và vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng tôi thấy các động lực gắn bó thay đổi đáng kể trong năm nay. Khi các doanh nghiệp và chính phủ hướng tới năm 2021, thì các động lực chi phối sự gắn bó của nhân viên thay đổi một lần nữa khi các hạn chế tiếp tục thay đổi. Để đảm bảo các nhóm được cung cấp sự hỗ trợ và dịch vụ mà họ cần trong các tình huống thay đổi nhanh chóng, điều cốt yếu là các nhà lãnh đạo phải hiểu cách các xu hướng mới nổi đang định hình lại nơi làm việc và họ có thể làm gì để thiết kế và cải thiện trải nghiệm của nhân viên”.
Ông Mayank Parekh, Giám đốc điều hành (CEO) của Viện Các chuyên gia nguồn nhân lực (Institute for Human Resource Professionals – IHRP) cho biết: “Khi một cơ chế sắp xếp công việc kết hợp được áp dụng trên toàn cầu, thì điều quan trọng là các tổ chức phải huấn luyện và trang bị cho các nhà quản lý tuyến đầu của họ để hỗ trợ hiệu quả các nhóm của họ. Các tổ chức nên có cái nhìn tổng thể về vòng đời của nhân viên, tận dụng thông tin chi tiết về dữ liệu để mang lại trải nghiệm hấp dẫn hơn cho nhân viên. Cuộc khảo sát này củng cố vai trò quan trọng của công tác quản lý nguồn nhân lực trong việc xây dựng năng lực trong các lĩnh vực như cảm giác thân thuộc tại nơi làm việc của nhân viên, sự hợp tác và cung cách làm việc, cũng như sự hỗ trợ về đãi ngộ của các nhân viên”.
Lắng nghe, tích cực hành động
Theo nghiên cứu của Qualtrics, hơn 9 trong số 10 nhân viên ở Singapore (93%) tin rằng, điều quan trọng là công ty của họ lắng nghe phản hồi của họ. So với 12 tháng trước đó, nhiều nhân viên được lắng nghe hơn, với số lượng người được hỏi cho biết họ có cơ hội phản hồi tăng lên 74% vào năm 2020 (tăng từ 65%). Tuy nhiên, chỉ có 21% nói rằng công ty của họ hành động rất tốt trong năm 2020, giảm 4% so với năm 2019.
Ông Lauren Huntington nhận xét: “Lắng nghe, thấu hiểu và hành động theo phản hồi của nhân viên hiện là điều quan trọng ở Singapore. Bằng cách nắm bắt phản hồi từ nhóm của họ trong toàn bộ vòng đời của nhân viên và trong những thời điểm quan trọng, các doanh nghiệp có thể thiết kế và cải thiện trải nghiệm. Tác động của doanh nghiệp đối với việc lắng nghe và hành động theo phản hồi là rất lớn. Khi các tổ chức, doanh nghiệp thể hiện hành động cụ thể, điểm số sẽ tăng trên mức độ gắn bó của nhân viên (90%), phúc lợi (90%) và ý định ở lại (87%).
Thông tin về Nghiên cứu
Báo cáo xu hướng Trải nghiệm nhân viên toàn cầu năm 2021 (2021 Global Employee Experience Trends Report) đã tiến hành xem xét hơn 11.800 nhân viên làm việc toàn thời gian trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới, để tìm hiểu những gì đã thay đổi trong trải nghiệm của nhân viên và điều gì đang thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên trong thế giới hậu COVID. Trong số này, có hơn 330 người được khảo sát đến từ Singapore.
Để tải xuống đầy đủ Báo cáo xu hướng Trải nghiệm nhân viên toàn cầu năm 2021, hãy nhấn vào đây.
Thông tin về Qualtrics
Qualtrics, công ty hàng đầu về trải nghiệm nhân viên (EX) và là đơn vị tạo ra danh mục quản lý trải nghiệm (XM) đang thay đổi cách các tổ chức quản lý và cải thiện 4 trải nghiệm cốt lõi của doanh nghiệp: khách hàng, nhân viên, sản phẩm và thương hiệu. Hơn 12.000 tổ chức, doanh nghiệp trên toàn thế giới đang sử dụng Qualtrics để lắng nghe, thấu hiểu và thực hiện hành động trên dữ liệu trải nghiệm (X-data ) – niềm tin, cảm xúc và ý định cho bạn biết tại sao mọi thứ đang xảy ra và phải làm gì về nó. Qualtrics XM Platform là một hệ thống hành động giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng ở lại lâu hơn và mua nhiều hơn, thu hút nhân viên xây dựng văn hóa tích cực, phát triển các sản phẩm đột phá mà mọi người yêu thích và xây dựng thương hiệu mà mọi người đam mê. Để tìm hiểu thêm, hãy truy cập Qualtrics.com.