40% số ca nhiễm H7N9 không tiếp xúc với gia cầm

Tất cả các ca nhiễm virus cúm H7N9 tới nay đều được phát hiện ở Trung Quốc, nhưng có tới 40% trong số đó gần đây không tiếp xúc với gia cầm.

Bệnh cúm H7N9 tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc với việc ghi nhận Hồ Nam trở thành địa phương thứ 6 phát hiện trường hợp lây nhiễm. Đồng thời, số ca phát hiện dương tính với loại virus chết người này cũng tăng lên.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm để giữ gìn sức khỏe bản thân và cộng đồng. Ảnh: Internet.


Tính tới hết ngày 17/4, trên thế giới đã phát hiện 82 trường hợp nhiễm
virus H7N9, trong đó 17 người đã tử vong. Tất cả đều ở Trung Quốc.

Điều đáng nói, theo Tiến sĩ Zeng Guang, phụ trách bệnh dịch học tại Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Trung Quốc (CDC), 40% số ca nhiễm H7N9 không tiếp xúc với gia cầm. Vì thế, việc họ đã bị lây nhiễm như thế nào vẫn là một bí ẩn.

Dẫu vậy, ông Feng Zijian, giám đốc bộ phận phản ứng khẩn cấp thuộc văn phòng CDC, tin rằng tất cả các trường hợp lây nhiễm virus cúm H7N9 nhất định đã tiếp xúc với môi trường có gia cầm nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chim muông.

Ngoài ra, giới chức y tế hi vọng trường hợp cậu bé 4 tuổi ở Bắc Kinh phát hiện mang trong mình virus H7N9 nhưng không có triệu chứng mắc bệnh cúm H7N9 sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về loại virus gây chế người này.


Minh Thành


Quá trình từ đi chợ đến tử vong của một nạn nhân cúm A/H7N9
Quá trình từ đi chợ đến tử vong của một nạn nhân cúm A/H7N9

20 ngày sau khi đi chợ gia cầm, anh Hongming đã chết. Anh bị nhiễm virus cúm A/H7N9.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN