Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng huyết áp. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Giảm muối natri: Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn so với các quần thể dân cư có tập quán ăn nhạt hơn. Vì vậy, chỉ nên ăn dưới 6 g muối/ngày.
- Chế độ ăn giàu kali: Kali có nhiều trong rau, hoa quả, khoai và đậu đỗ như: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải xoong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu.
- Thức ăn giàu canxi: Sữa và các chế phẩm của sữa là nguồn thức ăn giàu canxi, nên sử dụng sữa tách bơ.
- Giảm chất béo, dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu tương... thay cho mỡ động vật.
- Hạn chế uống rượu, bia: Bia rượu là những đồ uống không có lợi cho người tăng huyết áp vì nó làm tăng nhịp tim. Người đã bị tăng huyết áp nếu uống nhiều bia rượu rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm như tai biến mạch máu não.
- Tránh tăng cân quá mức: Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì cao hơn hẳn so với người không béo phì.
Phương Liên (tổng hợp)