Báo động tình trạng lao kháng thuốc trên toàn cầu


Tình trạng bệnh lao phổi kháng thuốc đã tăng lên mức báo động tại châu Phi, châu Á, châu Âu và Mỹ Latinh. Các kháng thể lao này gần như kháng lại cả 4 loại kháng sinh đặc trị liều cao lâu nay vẫn sử dụng.


Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển đăng tải trên tạp chí y học "The Lancet" số ra ngày 30/8, tỷ̉ lệ lao đa kháng (MDR-TB) và lao siêu kháng (XDR-TB) đều cao hơn số liệu thống kê trước đây và đe dọa nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát tình trạng lây lan của căn bệnh nguy hiểm này.

Nhà khoa học Sven Hoffner thuộc Viện Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm Thụy Điển, cho biết tỷ lệ lao đa kháng (dạng phổ biến) chiếm khoảng 5% tại các khu vực trên, song hiện tại số bệnh nhân mắc loại lao này đã cao hơn 10 lần, trong đó 50% số bệnh nhân đều đang truyền bệnh.

Vi khuẩn lao trong phổi người bệnh. Ảnh: Internet


Lao đa kháng MDR-TB kháng lại ít nhất hai loại thuốc kháng sinh mức đầu gồm isoniazid và rifampicin, trong khi lao siêu kháng XDR-TB có thể kháng lại bất kỳ loại thuốc đặc trị nào hiện nay (gồm 2 loại kháng sinh trên và 2 loại khác gồm kháng sinh liều cao fluoroquinolone và kháng sinh liều tiêm mức hai).

Trưởng nhóm nghiên cứu Tracy Dalton thuộc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, cho biết tính đến nay đã có tới 77 quốc gia trên thế giới xuất hiện các trường hợp lao siêu kháng XDR-TB.

Trong khi đó, lao đa kháng đã trở nên quá phổ biến tại hầu hết các nước. Nghiên cứu tiến hành tại các nước như Estonia (Extônia), Peru, Philippines, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan cho thấy có tới 44% số bệnh nhân tại đây lây nhiễm lao đa kháng MDR, trong đó tỷ lệ mắc lao kháng thể loại này cao nhất tại Látvia với 62% và 33% tại Thái Lan.

Bệnh lao đã trở thành đại dịch trên toàn thế giới với 8,8 triệu người nhiễm bệnh, trong đó có tới 1,4 triệu người đã tử vong trong năm 2010.

Chi phí điều trị lao kháng thuốc rất tốn kém trong khi khả năng thành công thấp với nguy cơ tử vong cao. Ngay cả việc điều trị bệnh lao dạng thường cũng kéo dài tới 6 tháng và bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị gồm nhiều dạng kháng sinh liều cao hỗn hợp, hiện phương pháp điều trị đã không mang lại kết quả và càng làm gia tăng các dạng lao kháng thuốc.

Đặc biệt, điều kiện chăm sóc y tế không đảm bảo và việc tiếp cận với các phương thuốc đặc trị giới hạn cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ lao kháng thuốc ngày càng phố biến tại các quốc gia nghèo

Lao là một căn bệnh lây truyền do vi khuẩn. Vi khuẩn lao có thể phá hủy các mô phổi khiến bệnh nhân thường xuyên ho và hắt hơi, làm phát tán vi khuẩn vào không khí, tăng nguy cơ lây lan bệnh theo đường hô hấp.

Các chuyên gia cho rằng trung bình một người nhiễm lao mỗi năm có thể làm lây bệnh sang từ 10 đến 15 người khác. Theo dự báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2015 có hơn 2 triệu người sẽ bị lây nhiễm lao đa kháng MDR-TB.


TTXVN/ Tin Tức
Những ai dễ mắc bệnh lao phổi?

Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ, phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV, đái tháo đường, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị một số bệnh khác...

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN