Các đảng trung hữu dẫn đầu bầu cử Nghị viện châu Âu

Theo kết quả dự đoán chính thức cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) được EP công bố tối 25/5, Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bảo thủ đã giành số ghế lớn nhất trong Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, dư luận châu Âu cũng hết sức bất ngờ khi các đảng cánh hữu và hoài nghi đồng tiền chung châu Âu euro  giành kết quả khá ấn tượng trong cuộc bầu cử này.

Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn kết quả bầu cử được Đài truyền hình ZDF công bố cho biết các đảng trung hữu đã giành được 212/751 ghế EP và ứng cử viên hàng đầu của đảng EPP, ông Jean-Claude Juncker đã lập tức tuyên bố có quyền lãnh đạo Uỷ ban châu Âu trên tư cách là đảng lớn nhất EP. Đứng thứ hai là đảng Xã hội với 185 ghế, tiếp theo là các đảng Tự do (71 ghế), đảng Xanh (58 ghế) và đảng Cánh tả (45 ghế). Các đảng dân tuý và hoài nghi đồng euro giành tổng cộng 129 ghế. Tỷ lệ tham gia bầu cử trung bình toàn châu Âu đạt khoảng 43%, tương đương với tỷ lệ năm 2009. Dự kiến, kết quả cuối cùng cuộc bầu cử sẽ được công bố cuối ngày 26/5.

Hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trên tấm pano tranh cử cho liên đảng bảo thủ.


Tại Đức, theo kết quả tính toán của kênh ZDF, liên đảng bảo thủ Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel giành được số phiếu cao nhất, với khoảng 35,5%, giảm 2,4% so với cuộc bầu cử EP năm 2009. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) được 27,3%, tăng 6,5%. Đảng Xanh được 10,6%, đảng Cánh tả 7,4%, đảng "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) mới thành lập vốn hoài nghi đồng euro được 7% và lần đầu tiên có đại diện trong EP. Trong khi đó, tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Dân chủ Tự do (FDP) bất ngờ giảm xuống còn 3,4% từ mức 11% của năm 2009. Các đảng nhỏ hơn như đảng Cướp biển, đảng Cử tri Tự do được khoảng 1,5%, đảng cực hữu NPD được 1%. Như  vậy, trong số 25 đảng phái ở Đức tranh cử vào EP có 13 đảng giành ghế tại Nghị viện châu Âu. Theo quy định mới, các đảng chỉ cần giành 1,04% số phiếu ủng hộ là có thể giành 1/96 ghế phân bổ cho Đức tại EP. Lãnh đạo SPD đã lên tiếng hoan nghênh "kết quả tuyệt vời" mà đảng đạt được trong cuộc bầu cử tại Nghị viện châu Âu và ứng cử viên hàng đầu của đảng là ông Martin Schulz đang đứng trước cơ hội có thể kế nhiệm ông Jose Manuel Barroso làm Chủ tịch EC nếu ông giành được sự ủng hộ tại EP.

Hiệp ước Lisbon quy định số ghế phân bổ giữa các nước EU trong EP, theo đó số ghế cao nhất (96 ghế) được dành cho quốc gia có dân số lớn nhất là Đức và số ghế tối thiểu (6 ghế) được dành đều cho Cyprus, Estonia, Luxemburg và Malta.


Mạnh Hùng

Tại sao dân Đức không mấy quan tâm tới bầu cử EP?
Tại sao dân Đức không mấy quan tâm tới bầu cử EP?

Là đầu tàu kinh tế châu Âu, Đức có ảnh hưởng lớn hơn bất cứ nước nào khác trong EU, song theo kết quả các cuộc thăm dò, chỉ có chừng 1/4 số cử tri quan tâm tới cuộc bầu cử EP. Vậy đâu là lý do?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN