Chưa rõ nguyên nhân 3 trẻ chết sau khi tiêm vắcxin

Ngay sau khi có thông tin về việc 3 trẻ em chết sau khi vắcxin viêm gan B mũi sơ sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa (Quảng Trị); ngày 21/7, Bộ Y tế đã cử một đoàn chuyên gia đến huyện Hướng Hóa, Quảng Trị để tìm hiểu nguyên nhân của sự việc đáng tiếc này.


Cần điều tra kỹ


Trao đổi với PV Tin Tức vào sáng 21/7, một cán bộ dịch tễ đầu ngành của Bộ Y tế (giấu tên), chia sẻ: “Vắcxin viêm gan B là một vắcxin lành tính, vì vậy việc cùng một lúc xảy ra 3 trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng do sốc phản vệ là rất hiếm. Do đó, cần có sự điều tra kỹ càng về nguyên nhân vụ việc. Công tác kiểm tra, giám sát cần chú trọng các khâu: Chất lượng vắcxin, quá trình bảo quản, dịch vụ tiêm chủng (thao tác, cách sử dụng vắcxin và tiêm cho trẻ...)".


Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, nơi xảy ra cái chết thương tâm của 3 trẻ sơ sinh sau khi tiêm vắcxin.

Còn TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết. “Quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Tuy nhiên, trước khi tiêm thì cần khám cẩn thận cho tất cả các bé. Thực tế, có nhiều cháu vừa đẻ khóc, bú tốt, nhưng 6 - 12 tiếng sau thì ở trẻ mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, tại thời điểm này, rất khó có thể khẳng định 3 ca tử vong sau tiêm chủng vắcxin viêm gan B tại BV đa khoa huyện Hướng Hóa là do vắcxin hay do tình trạng bệnh sẵn có”. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tiến Dũng, việc cùng lúc có 3 trẻ gặp tai biến dẫn đến tử vong sau tiêm vắcxin viêm gan B thì phải điều tra nguyên nhân kỹ càng, nhất là về chất lượng vắcxin và công tác tiêm chủng. Vì trên thực tế, rất khó xảy ra chuyện trùng hợp 3 trẻ cùng bị sốc phản vệ hoặc cả ba trẻ cùng lúc mắc bệnh nặng trước khi tiêm chủng.


Cũng đồng tình với quan điểm này, GS.TSKH Nguyễn Văn Mẫn, nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm nghiên cứu và sản xuất vắcxin sinh phẩm y tế, Bộ Y tế, cho biết: “Hiện tại chưa thể kết luận được 3 vụ tai biến đó là do nguyên nhân gì. Tuy nhiên, việc 3 trẻ sơ sinh gặp tai biến cùng lúc, cùng một chỗ, cùng tiêm một lô vắcxin thì quả là vấn đề rất đáng lo, chứ nếu các vụ tai biến xảy ra ở từng địa phương khác nhau thì sẽ bớt lo lắng hơn”.
Quảng Trị tạm ngừng tiêm vắcxin


Ngày 21/7, ngành y tế tỉnh Quảng Trị đã quyết định tạm dừng tiêm vắcxin viêm gan B trên địa bàn toàn tỉnh và niêm phong 1.000 liều vắcxin viêm gan

Ngày 19/7, Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa đã tiếp nhận 3 sản phụ đến sinh các cháu từ 2,8 - 3,4 kg. Ngay sau khi sinh, sản phụ và trẻ sơ sinh đều khỏe mạnh không có vấn đề gì. Đến 8 giờ sáng 20/7, các y bác sỹ bệnh viện đã tổ chức tiêm phòng vắcxin viêm gan B thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Sau khi tiêm 30 phút, các cháu có biểu hiện tím tái, khó thở dù đã được cấp cứu nhưng các cháu đã không qua khỏi.

B còn lại; thuộc hai lô vắcxin đã xảy ra tai biến (lô V-GB 020812E và V-GB 030812E, sản xuất tháng 9/2012 và hạn sử dụng đến năm 2015). Hai lô vắcxin này đã được Công ty vắcxin sinh phẩm số 1 cung cấp theo chương trình tiêm chủng mở rộng, và Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa vừa tiếp nhận hai lô vắcxin nói trên vào chiều 18/7.


Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Tường, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị, cho biết: Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, ngành y tế sẽ tiếp tục tiêm các lô vắcxin khác hoặc báo cáo cấp trên để có bổ sung hỗ trợ thêm. Như vậy, các trẻ sơ sinh vẫn có cơ hội tiêm vắcxin viêm gan B sau 24 giờ cho đến hết 1 năm tuổi.


Trở lại sự cố đáng tiếc dẫn đến 3 trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi tiêm vắcxin viêm gan B tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến chiều 21/7 vẫn chưa có kết luận chính thức, nhưng trách nhiệm này thuộc về ngành y tế. Theo ông Nguyễn Xuân Tường, thông thường các loại vắcxin sinh phẩm được bảo quản phụ thuộc vào nhiệt độ, các nhà sản xuất cần có “tem chỉ thị nhiệt VVM” để giám sát quá trình bảo quản. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thể hiện trên mỗi vỏ vắcxin viêm gan B.


Được biết, từ chiều 20 đến trưa 21/7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có 46 ca sản, trong đó có 31 ca đã được tiêm vắcxin viêm gan B và 15 ca không tiêm. Theo Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, vắcxin ở đây vẫn thuộc 2 lô V-GB 020812E và V-GB 030812E. Đến thời điểm này các trẻ sơ sinh đã tiêm vắcxin viêm gan B vẫn an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, các sản phụ sinh con tại đây vẫn không khỏi lo lắng trước những thông tin mất an toàn như đã xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa.


Việc trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắcxin viêm gan B thực ra không phải lần đầu xảy ra. Năm 2007, đã có một số ca tử vong sau tiêm chủng loại vắcxin này. Mọi điều tra của ngành y tế đều có chung kết luận là không liên quan đến chất lượng vắcxin hay do sự bất cẩn của cán bộ y tế trong quá trình tiêm chủng. Hậu quả sau đó là nhiều bệnh viện đã ngừng tiêm chủng vắcxin viêm gan B cho trẻ; tỷ lệ trẻ sơ sinh tiêm chủng vắcxin này trong nhiều năm tiếp theo chỉ ở mức 7- 30%, so với gần 70% trước đó.


Chính vì vậy, ngành y tế cần sớm tìm bằng chứng khẳng định nguyên nhân của 3 ca tử vong sau tiêm vắcxin viêm gan B nêu trên có phải do vắcxin hay không? Nếu không thì e rằng sẽ khó lấy lại lòng tin của người dân về sự an toàn trong công tác tiêm chủng, dẫn tới việc tỷ lệ trẻ được tiêm chủng vắcxin viêm gan B nói riêng và các loại vắcxin khác có thể sẽ bị giảm mạnh. Khi đó, việc phòng tránh bệnh dịch cho cộng đồng sẽ đứng trước nguy cơ bị hưởng nghiêm trọng, rất đáng lo ngại.


Phương Liên - Trần Tĩnh

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN