Chuyên gia: Ký kết EVFTA sẽ khiến xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam

Giới chuyên gia nhận định Hiệp định tự do thương mại Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) vừa được ký kết sẽ thúc đẩy hơn nữa xu hướng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chú thích ảnh
Dây chuyền sản xuất sợi tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam, Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B (Hưng Yên). Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong (Trung Quốc) ngày 3/7 dẫn lời các nhà phân tích nhận định nền kinh tế đang bùng nổ của Việt Nam sẽ chứng kiến luồng vốn đầu tư mới do EVFTA có thể thúc đẩy cuộc “di cư” của các nhà sản xuất từ Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc muốn hưởng thuế quan thấp hơn vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ được khuyến khích mở nhà máy tại Việt Nam.

Nhà kinh tế trưởng Adam McCarty của Mekong Economics, có trụ sở tại Hà Nội, cho biết: “EVFTA sẽ ít nhiều đẩy mạnh xu hướng dịch chuyển sản xuất vốn đang diễn ra rất nhanh từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cuộc chiến thương mại ít nhiều tác động tới những gì đang xảy ra, và EVFTA tác động thêm một chút nữa. Cả các công ty Trung Quốc và công ty nước ngoài khác đang chuyển đến Việt Nam”. 

Bà Angelia Chew, người sáng lập công ty tư vấn AC Trade Advisory có trụ sở tại Singapore, nhận định: “Nhìn từ chiến lược kinh doanh, Việt Nam thực sự là một địa điểm sản xuất tốt nếu các công ty muốn tìm kiếm lợi thế từ EVFTA. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại, chúng tôi có các khách hàng Trung Quốc đang tìm kiếm việc di chuyển sản xuất để giảm bớt gánh nặng thuế đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc xuất sang Mỹ. Các công ty đầu tư vào Việt Nam bây giờ cũng như các công ty hiện đã có mặt ở Việt Nam tỏ ra phấn khích vì họ biết rằng EVFTA sẽ thu hút thêm đầu tư”. Trong khi đó, Tiến sĩ Cassey Lee, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, dự báo EVFTA sẽ “giúp Việt Nam đa dạng hóa danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được EU và Việt Nam ký kết tại Hà Nội ngày 30/6, hơn 3 năm sau khi kết thúc đàm phán tháng 12/2015. Đây được đánh giá là dấu hiệu quan trọng của thương mại dựa trên luật lệ và chống chủ nghĩa bảo hộ. Các Hiệp định này sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam cũng như Nghị viện châu Âu để phê chuẩn. Sau khi cơ quan lập pháp của hai bên đồng ý, EVFTA sẽ có hiệu lực và đi vào thực thi. Đối với EVIPA, ngoài các thủ tục trên, Hiệp định còn phải được các Nghị viện của các quốc gia thành viên EU phê chuẩn theo thủ tục nội bộ của từng nước.

Bích Liên (TTXVN)
Hiệp định EVFTA: Mở ra thị trường mới cho ngành thép
Hiệp định EVFTA: Mở ra thị trường mới cho ngành thép

Ngành thép đã chịu khá nhiều những vụ kiện phòng vệ thương mại từ các thị trường xuất khẩu, như Hoa Kỳ, khu vực ASEAN... và việc đó, khiến thép Việt giảm thị phần tại các thị trường này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN