Đi chợ phiên vùng cao

Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ phiên nơi đây. Được hình thành lâu đời và sầm uất vào bậc nhất, tuy nhiên khác với miền xuôi, chợ ở Hà Giang thường họp một tuần một lần vào chủ nhật ở trung tâm các huyện, có nơi xa xôi còn cả tháng chợ mới họp một lần

Ở Hà Giang thường có những phiên chợ lùi, chủ yếu là ở các xã, nghĩa là chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần, Ví dụ tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp theo sẽ họp vào thứ sáu, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ 5...

Đi chợ phiên Quản Bạ.


Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của gia đình. Ngày phiên chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ để có mặt ở chợ, trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hóa, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình đủ dùng trong một tuần. Có một điều rất đỗi bình thường với người dân ở đây là cái gì họ cũng địu trên lưng, kể cả... phân bón để sản xuất hay gia súc gia cầm.

Những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá phong phú nhưng chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay những mặt hàng do chính họ làm ra như: Ngô, thóc, đậu tương, các loại rau, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, vải… Cũng vì vậy mà những thứ họ mua về chủ yếu là những mặt hàng họ không tự sản xuất được như dầu hỏa, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, pin… Khi mua những mặt hàng này, họ thường tính theo các đơn vị đo lường đặc trưng của vùng như tính quả (trứng), tính con (gà), tính ống (ngô)… Nhiều chợ ở Hà Giang người dân không dùng tiền để trao đổi mà họ thường trao đổi bằng các hiện vật. Họ thường mang xuống chợ con gà, hay chục trứng để đổi lấy cái cuốc hay đôi thùng gánh nước… những vật dụng cần thiết trong gia đình.

Tin, ảnh: Tuấn Mark

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN