Độc đáo nghề dệt vải lanh

Nghề dệt vải lanh là nghề truyền thống của đồng bào Mông và dân tộc Dao đỏ ở Sa Pa (Lào Cai). Bất cứ người phụ nữ Mông, Dao nào đến tuổi trưởng thành cũng phải biết se lanh thành sợi để dệt vải phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của gia đình. Việc biết dệt vải lanh còn là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, phẩm chất của người phụ nữ.


 

Những tấm vải lanh được bày bán tại các khu du lịch Sapa.

 

Bó lanh cắt về được phơi nắng khoảng 1 - 2 tuần rồi tước sợi. Sợi lanh được đưa vào cối giã mềm và nối lại. Sau đó, lanh được cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt. Người ta cho lanh vào luộc bằng nước tro trong 2 ngày đến khi lanh mềm, trắng, thì ra mang phơi rồi guồng chia sợi. Lúc này, những sợi lanh đã xoắn kết lại thành một sợi dài và rất dai. Lanh được mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lớn.


 

Cây lanh cao khoảng 2 m là được cắt về và phơi khô.

 

Sau khi tước lanh khỏi thân, người ta nối các sợi lanh lại với nhau.

 

Vải dệt xong, đem nhuộm chàm, rồi thêu hoa văn khá cầu kỳ. Thường thì vải lanh nhuộm chàm đen dùng để may váy. Ngoài ra đồng bào nơi đây còn dùng vải lanh để may chăn, màn, tạp dề, khăn... Ngày nay, những bộ váy áo bằng vải lanh của đồng bào Mông còn trở thành hàng hóa, được bày bán ở nhiều khu du lịch Sa Pa.

 

Lanh được cho vào nồi nước tro nấu trong 2 ngày để làm mềm và tẩy trắng.

 

Nhuộm vải lanh bằng nước ngâm tràm để tạo màu.

 

Phơi khô tấm vải lanh đã được nhuộm.

Thêu họa tiết lên vải.


Thanh Huệ

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN