Đồng bào Khmer chung tay xây dựng nông thôn mới

Trà Cú là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm hơn 62%, cao nhất tỉnh. Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã vận động người dân trong đó đa phần là đồng bào dân tộc Khmertự nguyện hiến 513.000 m2 đất, trị giá hơn 28 tỷ đồng để xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn; .

Đưa cơ giới vào sản xuất ở vùng nông thôn mới huyện Trà Cú.


Ông Sơn Sa Lene, người dân tộc Khmer, ở ấp Tắc Hố, xã Ngọc Biên, người đã tự nguyện hiến hơn 1.000 m2 đất vườn cây đang cho trái, trị giá không dưới 100 triệu đồng, cho biết: Con đường này trước đây chỉ là lối mòn nên gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa… Nay được nhà nước đầu tư làm đường nhựa, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa sẽ thuận lợi hơn, thương lái sẽ đến tận đây mua hàng nông sản với giá cả cao hơn; hơn nữa khi có đường nhựa bộ mặt nông thôn nơi đây sẽ “thay da đổi thịt”… Chính vì vậy, khi cán bộ đến vận động hiến đất làm đường, ông không đắn đo suy tính thiệt hơn, tự nguyện hiến phần đất Nhà nước cần để làm đường.

Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Biên, ông Huỳnh Văn Trường cho biết: Ngọc Biên là xã vùng sâu của huyện Trà Cú, có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 81%. Người dân nơi đây sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống hiện còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thuộc diện hộ nghèo còn trên 26%... Khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, người dân Ngọc Biên đã đồng thuận cao, sẵn sàng tự nguyện hiến đất, hoa màu, cây ăn trái để thi công các công trình phúc lợi.

Lực lượng vũ trang giúp đồng bào huyện Trà Cú xây dựng Nông thôn mới.


Điển hình như vận động 146 hộ hiến hơn 51.000 m2 đất trị giá gần 2,2 tỷ đồng để thi công 16 công trình thủy lợi nội đồng, tổng chiều dài 12.000 mét; vận động 273 hộ tự nguyện hiến 93.800 m2 đất, trị giá khoảng 4 tỷ 300 triệu đồng để xây dựng 07 tuyến đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài 5 km; vận động người dân đóng góp 524 triệu đồng cùng kinh phí nhà nước hỗ trợ xây dựng 8 cầu giao thông nông thôn… Các hộ dân ở 2 ấp Ba Cụm và Sà Vần B còn đóng góp 54 triệu đồng lắp đèn chiếu sáng và cột cờ ở cổng nhà, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, làm đẹp thôn xóm…

Giai đoạn I (2011- 2015) tỉnh Trà Vinh chọn 18 xã làm điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; trong đó xã Mỹ Long Nam (huyện Cầu Ngang) được trung ương chọn làm điểm và đã hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2012. Trong số 17 xã điểm của tỉnh, đến cuối năm 2013 có hai xã: Long Đức (thành phố Trà Vinh) và Phú Cần (huyện Tiểu Cần) hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Riêng năm 2014, tỉnh Trà Vinh có thêm 10 xã đạt bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Trà Vinh đang dồn sức phấn đấu có thêm 7 xã gồm: An Trường (huyện Càng Long), Mỹ Long Bắc, Kim Hòa (huyện Cầu Ngang), Ninh Thới, Châu Điền (huyện Cầu Kè), Hòa Minh (huyện Châu Thành) và Ngọc Biên (huyện Trà Cú) hoàn thành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2015; riêng các xã còn lại đạt từ 10/19 tiêu chí trở lên.


Huy Hoàng
Xã nông thôn mới của đồng bào Cơ Tu
Xã nông thôn mới của đồng bào Cơ Tu

Sau hơn 4 năm xây dựng, từ một vùng định canh định cư, với 100% đồng bào dân tộc thiểu số Cơ Tu nghèo khó, đầu năm 2015, xã miền núi Hương Sơn (huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã cán đích nông thôn mới (NTM).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN