Đó là ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Lời nói đầu chưa đạt yêu cầu
Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo Nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp năm 1992 sửa đổi. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự phiên thảo luận tại đoàn Hà Nội.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) phát biểu ý kiến. Phương Hoa – TTXVN |
Phát biểu tại buổi thảo luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, những điểm đúng, đạt được sự thống nhất cao, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn thì nên sửa theo đó, còn những điểm chưa “chín” thì chưa nên sửa.
Về lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, lời nói đầu phải ngắn gọn và như một tuyên ngôn, có sự tổng kết, cô đúc, khái quát và chuẩn xác. Nếu viết hay như lời kêu gọi hiệu triệu thì rất tốt. So với yêu cầu này, lời nói đầu chưa đạt yêu cầu, còn một số từ ngữ thể hiện chưa hợp lý, thiếu ý. Về mặt lý luận chưa chặt chẽ.
Chiều 23/10, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013; dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2014; báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015; Tờ trình của Chính phủ về phương án phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 -2016 và các báo cáo thẩm tra các nội dung trên.
Thẩm tra báo cáo về tình hình thực hiện dự toán NSNN, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong điều hành thực hiện dự toán chi NSNN và cho rằng, trong bối cảnh thu NSNN giảm khá lớn nhưng chi NSNN về cơ bản vẫn được bảo đảm. Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cơ bản nhất trí cắt, giảm một số khoản chi và nâng mức bội chi đã được Quốc hội quyết định từ 4,8% GDP lên 5,3% GDP.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về phát hành bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016. Đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính - Ngân sách đồng ý với đề nghị của Chính phủ phát hành bổ sung 170.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 và đồng tình với nhận định của Chính phủ nợ công vẫn nằm trong giới hạn cho phép (dưới 65% GDP).
Phúc Hằng |
Ví dụ cho ý kiến này, Tổng Bí thư cho rằng: “Trong lời nói đầu của dự thảo Hiến pháp có đoạn, từ năm 1930 vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, hy sinh… Riêng trong mục này đã có nhiều ý chưa ổn. Tư tưởng Hồ Chí Minh lúc này chưa hình thành. Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả quá trình dài. Đến năm 1991, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 7 mới rút ra kết luận tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận của Bác Hồ. Do vậy, từ năm 1930 chưa thể có được”. Ngoài ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn chỉ ra nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu lôgíc khác trong phần lời nói đầu để góp ý với ban soạn thảo.
Về các điều khác trong bản dự thảo Hiến pháp, đa số các đại biểu đều đánh giá cao sự tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các đại biểu cho rằng, dự thảo lần này đã tiến bộ hơn rất nhiều.
“Hiến pháp lần này tập trung xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Dự thảo mới đã khẳng định rõ ràng hơn nữa chủ quyền nhân dân, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thể hiện qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Đồng thời, dự thảo hoàn thiện hơn nữa thể chế chính trị và mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, rạch ròi hơn 3 quyền lập pháp - hành pháp - tư pháp”, đại biểu Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
Chưa rõ về chính quyền địa phương
Tại phiên thảo luận, đa số các đại biểu đều băn khoăn về thuật ngữ “chính quyền địa phương” trong dự thảo, nhiều đại biểu cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý hơn để người dân dễ hiểu.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) nhận xét: “Khái niệm chính quyền địa phương cũng chưa có trong từ điển và các văn bản pháp lý, nếu đưa khái niệm chưa rõ thì sẽ rất phức tạp, khó triển khai thành luật”.
Đề cập đến thuật ngữ "chính quyền địa phương" trong dự thảo Hiến pháp, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng: "Nếu quy định chính quyền địa phương bao gồm HĐND, UBND là sai với mô hình tổ chức bộ máy hiện tại. Trên thực tế, chúng ta không tổ chức mô hình chính quyền liên bang nên không thể có chính quyền trung ương và chính quyền địa phương".
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng, chúng ta thực hiện thí điểm bỏ HĐND đã có nhiều ý kiến khác nhau, nay nếu thực hiện chính quyền địa phương là cơ chế quản lý mới, mạnh, đặc thù, nhiều quyền hơn so với HĐND, sẽ dễ sinh ra sự so sánh, đơn vị nào cũng muốn chuyển thành chính quyền địa phương.
Ngoài ra, các đại biểu còn băn khoăn ở điều 54 về đất đai tài nguyên, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) cho rằng: "Nên quy định việc thu hồi đất phải công khai minh bạch và thực hiện theo quy định trưng mua, trưng dụng về quyền tài sản để đồng bộ với điều 32". Đại biểu Nguyễn Quốc Bình (Hà Nội) đề nghị thêm, ngoài việc thực hiện theo quy định về quyền trưng mua, trưng dụng tài sản thì còn phải theo đúng quy hoạch.
Phi Sơn