Giờ thực hành của sinh viên khoa Điện tử Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN |
Theo đó, Bộ có chủ trương khuyến khích sự dịch chuyển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như sự trao đổi các chuyên gia về lĩnh vực khoa học, công nghệ giữa các nước hướng đến sự phát triển bền vững và sáng tạo trong khối APEC.
Đồng thời, Bộ cũng khuyến khích các nền kinh tế tập trung thực hiện các nghiên cứu chất lượng cao, thành lập hệ thống trao đổi các cơ chế chính sách phát triển nghiên cứu chất lượng cao; trong đó gồm cả đào tạo đội ngũ chuyên gia nghiên cứu cũng như việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, Bộ cũng tập trung đào tạo nguồn nhân lực có những kỹ năng cơ bản về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học để đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động trong thế kỷ 21 khi mà đòi hỏi về trình độ hiểu biết công nghệ trong đội ngũ lao động rất cao.
Để tăng cường thúc đẩy hợp tác về phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cách mạng khoa học công nghệ giữa các nền kinh tế thành viên APEC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ đề xuất một số hoạt động trong thời gian tới như: nghiên cứu xây dựng một hệ thống trao đổi các kết quả nghiên cứu, bài báo khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong phát triển kinh tế – xã hội giữa các nước thành viên APEC. Đồng thời, tiếp tục trao đổi kinh nghiệm về phát triển khoa học công nghệ trong các trường đại học giữa các nền kinh tế trong APEC.
Bên cạnh đó, coi trọng việc phát triển đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác giao lưu giữa các nền kinh tế thành viên về phát triển đội ngũ nghiên cứu khoa học cũng như tạo mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung, việc phát triển nguồn nhân lực phù hợp với cách mạng khoa học công nghệ là một nội dung ưu tiên trong hợp tác về phát triển nguồn nhân lực trong khối APEC. Định hướng hợp tác đối với nội dung này trong khối APEC tập trung vào thúc đẩy trao đổi, giao lưu về những nhà nghiên cứu khoa học, sinh viên giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Bên cạnh đó, tập trung đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có kỹ năng cơ bản cần thiết (khoa học, công nghệ, toán học và kỹ thuật) đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế trong thế kỷ 21. Ngoài ra, tăng cường gắn kết giữa các trường đại học với các doanh nghiệp để có sự trao đổi nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò là một trong những giải pháp đột phá trong quá trình phát triển của các nền kinh tế trong cộng đồng APEC nói chung và Việt Nam nói riêng. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ sẽ góp phần phát huy lợi thế cạnh tranh của các nền kinh tế trong APEC, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển; trong đó có Việt Nam…