Cơn nóng giận được ví như một chiếc đinh đóng vào gỗ. Ngay cả khi đinh đã được nhổ ra thì dấu vết của nó vẫn mãi còn. Chính vì thế, kỹ năng kiềm chế cơn nóng giận rất cần thiết. Và quan trọng, chúng tôi có thể giúp bạn luyện tập điều đó mà không tốn kém gì.
1. Tập luyện thể dục nhiều.
Tập luyện là cách giúp ích nhiều cho trẻ (và cả người lớn) nhằm tránh những cơn nóng giận, bỏ thái độ hung hăng. Trước hết, việc tập thể dục là một trong những loại thuốc bổ giúp ổn định bộ não của bạn. Luyện tập còn gia tăng các loại hoá chất giúp đầu óc tập trung. Nó sản sinh các endorphin, những chất kết hợp với những thực thể đặc biệt ở não để tạo ra những tình cảm dễ chịu. Việc luyện tập còn sản sinh một loạt các dưỡng chất cho não giúp các tế bào thần kinh phát triển và luôn mạnh khoẻ.
Một chương trình tập luyện đều đặn phải là một phần của đời sống. Trẻ nên tập luyện hàng ngày. Người lớn cần tập luyện ít nhất ba lần một tuần.
2. Sử dụng từ ngữ. Đọc lớn tiếng. Sau bữa cơm tối hay khi đang đi trên xe nên chơi các trò chơi xếp chữ. Đóng vai để có dịp trò chuyện, đối thoại với nhau. Hiện nhiều trẻ đang lớn lên thiếu khả năng diễn đạt bằng lời những gì chúng muốn nói ra. Hãy động viên con cái của bạn sử dụng các từ ngữ càng nhiều càng tốt. Khi thấy con buồn chán, hãy hỏi con: “Nào, có gì con cứ nói lên”. Hay khi con nổi giận, hãy bảo con: “Con cảm thấy sao cứ nói cho mẹ nghe”.
3. Giới hạn xem truyền hình và video.
Truyền hình và video lấy mất cơ hội phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Trong khi việc thể hiện hình ảnh tưởng tượng có khi giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Tập cho con bạn suy nghĩ về cơn giận dữ như một tín hiệu quan trọng. Chẳng hạn khi bạn bảo đứa con sáu tuổi không được ăn bánh nữa, nó liền gào lên: “Con muốn ăn!”. Thay vì bắt nó im đi theo kiểu bạn có quyền, bạn nên cố gắng bảo con lắng nghe cơn giận dữ của nó cẩn thận hơn. Cơn giận dữ của nó đã vấp phải bức tường gạch là sự kiên quyết từ chối của mẹ nó. Với thời gian, nó học được cách mới: Suy xét để dàn xếp.
5. Khuyến khích sự dàn xếp và cam kết.
Hãy lắng nghe các quan điểm của cả hai. Hãy dàn xếp, dàn xếp và dàn xếp. Hãy thỏa thuận, hãy cam kết. Bạn càng làm được như vậy với con bạn, sự thể càng tốt đẹp hơn. Khi đứa trẻ kháng cự lại, bạn đừng vội quát tháo ngay; mà hãy dàn xếp. Việc dạy con bạn học cách dàn xếp, thỏa thuận, khởi sự những thỏa thuận, và trung thành với những cam kết, sẽ giúp trẻ có được sự khéo léo suốt đời.
6. Hãy chẩn đoán đúng. Nếu con của bạn luôn nổi nóng, và cơn giận dữ luôn vượt quá những giới hạn được chấp nhận (theo từng lứa tuổi), lúc ấy bạn nên tìm đến chuyên viên để được giúp đỡ. Vì có một số nguyên do gây ra hành vi gây rối mà chỉ các chuyên gia mới chẩn đoán được.
7. Hãy ghi chép. Nếu con bạn thường xuyên nổi nóng, hãy ghi lại những giai đoạn bột phát cơn giận của nó. Nhờ những ghi chép này mà bạn có thể đánh giá đúng tình trạng của con cái. Nó cũng sẽ giúp bạn có những trải nghiệm có hệ thống về việc nên xử sự thế nào cho ổn với con mình.
Cầm Trang