Lý do Mỹ có nhiều ứng cử viên vào Nhà Trắng năm 2016

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 đã chứng kiến số lượng kỷ lục các “vận động viên” khi tính đến ngày 16/6 đã có 16 ứng cử viên xác nhận tranh cử.

Trong số đó có những cái tên được đánh giá ít khả năng chiến thắng như Donald Trump, George Pataki, Carly Fiorina, Ben Carson, Mike Huckabee, Bernie Sanders và Martin O'Malley. Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao họ lại đi đến quyết định tham gia cuộc đua chính trị này mặc dù có thể đã đoán trước được kết quả của họ ?

Tỉ phú Donald Trump đã gây nhiều bất ngờ khi quyết định chạy đua và Nhà Trắng năm 2016.


Thực ra những ứng cử viên có thể đạt được cho họ hoặc đảng của họ nhiều lợi thế hơn mà không buộc phải trở thành ứng cử viên chính thức.

Gửi gắm thông điệp

Các ứng viên thường muốn đảm bảo rằng họ hoặc đảng của họ được chú ý đến trong những vấn đề đặc biệt là trung tâm của "sức khỏe quốc gia" được cho đã bị coi nhẹ bởi bộ máy lãnh đạo hiện hành.

Đây là lý do thượng nghị sĩ Eugene McCarthy tại Minnesota dự cuộc bầu cử sơ bộ chọn ứng cử viên của đảng Dân chủ năm 19 nhằm tạo tiếng nói cho những nghị sĩ đảng này phản đối cuộc chiến ở Việt Nam.

Trong tình hình hiện nay, là một chính trị gia có thâm niên, thượng nghị sĩ Bernie Sander cũng hiểu rằng khả năng đánh bại bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ đảng Dân chủ là vô cùng mong manh, tuy nhiên, bất chấp kết quả, ông dự định sẽ đem đến các cuộc tranh luận những vấn đề về sự bất bình đẳng kinh tế và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bà Hillary Clinton là ứng cử viên tiềm năng đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.


Ngay cả khi Sanders không tạo được nhiều sức hút về mặt phiếu bầu nhưng mục đích là nhằm hướng bà Hillary đối mặt với việc tìm cách giải quyết các vấn đề trên cũng được coi là một thắng lợi.

Thu hút cử tri mới

Đôi khi việc nhiều chính trị gia ứng cử sẽ giúp tạo sức hút với những cử tri mới cho đảng. Ronald Reagan đã làm điều này trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa năm 1976 khi ông đối mặt với Tổng thống Gerald Ford. Ford đã đánh bại Reagan nhưng những cuộc tranh luận của Reagan đã truyền cảm hứng nhiệt huyết tới các chính trị gia bảo thủ.

Ảnh chụp Ronald Reagan (trái) và Gerald Ford năm 1976.


Năm 2004, Thống đốc bang Vermont Howard Dean đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mạng xã hội để thu hút giới trẻ với đảng Dân chủ. Mặc dù thượng nghị sĩ John Kerry chiến thắng trong bầu cử sơ bộ của đảng và chỉ chịu thua George W. Bush trong cuộc tổng tuyển cử nhưng khối cử tri trẻ mà Dean "tạo hình" đã trở thành nòng cốt trong chiến thắng của Barack Obama năm 2008.

Trong các chính trị gia đảng Dân chủ, nghị sĩ Rand Paul và Ted Cruz được đáng giá là những ứng cử viên khó có khả năng đánh bại được Jeb Bush hoặc Marco Rubio. Ngay cả khi không thắng cử thì họ vẫn có thể đem đến những nhóm cử tri mà họ đã tiếp cận và tạo thiện cảm.

Quảng bá cho bản thân

Có một số ứng cử viên bước vào cuộc bầu cử sơ bộ chỉ coi đây như là một bệ phóng cho sự nghiệp của họ. Donald Trump, ông trùm địa ốc và ngôi sao chương trình truyền hình thực tế được coi lợi dụng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng nhằm đánh bóng tên tuổi.

Người ta cho rằng việc tuyên bố tham gia tranh cử của Donald chỉ là cách để hình ảnh vị tỉ phú 69 tuổi vẫn được truyền thông Mỹ nhắc tới và không đi vào quên lãng.

Trong khi đó những người khác như nghị sĩ Ben Carson lại có khát khao được tăng vai trò riêng trong công chúng. Với thế giới truyền thông liên quan đến chính trị, việc chạy đua vào Nhà Trắng có thể tăng cường tầm cỡ và cơ hội cho một cá nhân, giống như Mike Huckabee, sau cuộc bầu cử sơ bộ năm 2008, ông đã có một chương trình đàm thoại do ông làm "chủ xị" trên kênh truyền hình danh tiếng Fox.

Nghị sĩ Mike Huckabee đã có một chương trình riêng trên kênh truyền hình Fox.


Để “thử lửa”

Đối với nhiều ứng cử viên, việc có thể giành được vinh quang trên chính trường Mỹ cần phải có nhiều trải nghiệm. Việc gia nhập cuộc bầu cử sơ bộ của đảng là một kinh nghiệm đáng để học hỏi.

Khi Mitt Romney tham gia tranh cử năm 2008, ông tin rằng mình có cơ hội tốt và ngay cả khi thua cuộc, những kinh nghiệm này đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc bầu cử năm 2012 khi ông là đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc tổng tuyển cử Tổng thống Mỹ.

Năm nay cũng có những ứng cử viên ít tiềm năng như John Kasich, Scott Walker, và Martin O'Malley, những người ấp ủ ước mơ cho tương lai nhưng cũng nhận ra rằng việc qua được vòng bầu cử năm 2016 có thể khiến họ thêm bản lĩnh hơn trong các sự kiện chính trị sắp tới.

Một kết quả đáng kể khác của việc tham gia tranh cử là giành được chức Phó Tổng thống hoặc vị trí lãnh đạo trong bộ máy chính quyền.


Hà Linh (Theo CNN)
Ông John McCain tái tranh cử năm 2016
Ông John McCain tái tranh cử năm 2016

Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố ông sẽ tái tranh cử nhiệm kỳ thứ 6 ghế nghị sĩ liên bang trong cuộc bầu cử vào năm 2016 tới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN