Mỹ lo ngại phiến quân Iraq đe dọa khu vực

Trong bài phỏng vấn phát sóng ngày 22/6 trên kênh truyền hình CBS, Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên thừa nhận rằng mối nguy mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) gây ra không chỉ giới hạn ở biên giới Iraq mà còn có thể lan sang các quốc gia láng giềng.

Theo nhà lãnh đạo Mỹ, hiện tại ISIL đang gây bất ổn Iraq song mối nguy này có thể lan sang một số nước đồng minh của Mỹ như Jordan. Người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh ISIL đã can dự vào cuộc chiến tại Syria, tạo ra một khoảng trống tại quốc gia này và từ đó có thể tích lũy thêm vũ khí và tài nguyên.

Ông Obama cho rằng hệ tư tưởng cực đoan của ISIL là một mối đe dọa lớn và tổ chức này đang tấn công thủ đô Baghdad với mục tiêu lập một nhà nước Hồi giáo thống nhất tại cả Iraq và Syria. Ông kêu gọi người dân Iraq đoàn kết và nói rõ hỏa lực của Mỹ không thể giúp ích nếu các nhà lãnh đạo chính trị không nỗ lực đoàn kết đất nước.

Người biểu tình phản đối xung đột ở Iraq bên ngoài Nhà Trắng ở Washington D.C, ngày 21/6. Ảnh: THX/TTXVN


Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng lưu ý ISIL chỉ là một trong các tổ chức khủng bố mà thế giới cần đề phòng, giống như al-Qaeda tại Yemen, Boko Haram tại Bắc Phi... Ông nhấn mạnh chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan là một thách thức toàn cầu và nước Mỹ không thể giải quyết một mình.

Những thông điệp về mối đe dọa từ ISIL đối với toàn bộ khu vực Trung Đông cũng được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra trong chuyến thăm Ai Cập. Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp nước chủ nhà Sameh Shoukri, ông Kerry nhấn mạnh ISIL là "một hệ tư tưởng của bạo lực và đàn áp", vì vậy giới lãnh đạo Iraq phải vượt lên những tính toán giáo phái để đối thoại với tất cả người dân

Đề cập đến vai trò của Mỹ, người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ khẳng định Washington không chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng tại Iraq cũng như Libya. Mỹ không can dự vào việc chọn lựa bất cứ cá nhân nào và chính người dân Iraq phải chọn giới lãnh đạo cho mình.

Trong bối cảnh dư luận đang đồn đoán về khả năng Mỹ hợp tác với Iran để đối phó với ISIL, ngày 22/6, Israel đã bày tỏ sự phản đối kịch liệt do quan ngại điều này có thể dẫn tới việc Washington nhượng bộ Tehran. Phát biểu trong chương trình "Gặp gỡ báo chí" của kênh truyền hình NBC, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo Mỹ không nên hợp tác với Iran trong nỗ lực kéo Iraq ra khỏi khủng hoảng vì có thể sẽ dẫn tới kịch bản mà Tel Aviv cho là "khủng khiếp nhất" là Mỹ đưa ra một số nhượng bộ, tạo sơ hở cho Iran có cơ hội sở hữu vũ khí hạt nhân. Thủ tướng Israel kêu gọi Mỹ tìm cách ngăn ISIL chiếm Iraq, nhưng không được cho Iran chi phối Iraq như đối với Liban và Syria.


TTXVN/Tin tức

Phiến quân Iraq chiếm đồn biên phòng giáp Syria
Phiến quân Iraq chiếm đồn biên phòng giáp Syria

Các tay súng đã chiếm một đồn biên phòng giáp với Syria thuộc địa phận tỉnh Anbar, miền Tây Iraq, một ngày sau khi lực lượng phiến quân giành quyền kiểm soát thêm một cửa khẩu phía Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN