Lai Châu là tỉnh mới tái lập được hơn 10 năm, và là tỉnh khó khăn nhất cả nước. Ngành giáo dục và đào tạo Lai Châu còn rất nhiều khó khăn.
Ở những điểm trường chưa có điện, thầy cô giáo đã quyên góp tiền để mua dầu, mua nến thắp sáng giúp các em ôn bài.
|
Các thầy, cô giáo vượt đèo, lội suối về các bản vận động học sinh ra lớp. |
Chuẩn bị sách, vở phục vụ cho năm học mới. |
Năm học mới đã bắt đầu, mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, toàn tỉnh hiện còn 1.058 phòng học tạm tranh, tre, nứa, nền đất và 207 phòng học nhờ. Thầy, cô giáo, học sinh phải cố gắng, khắc phục khó khăn để bảo đảm công tác dạy và học, dần nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
Giáo viên trường mầm non xã Tà Mít, huyện Tân Uyên (Lai Châu) làm dụng cụ dạy học và đồ chơi cho các cháu. |
Phụ huynh góp gỗ, tre dựng phòng học tạm, phòng ở cho giáo viên. |
Thầy cô giáo, phụ huynh và học sinh cùng nhau dựng phòng học tạm. |
Đầu năm học mới, các em học sinh tu sửa lại phòng bán trú để ở. |
Theo lịch nghỉ hè, đầu tháng 6 các thầy cô giáo được nghỉ, người ở xuôi thì tranh thủ về quê nhưng từ cuối tháng 7 các thầy, cô giáo đã quay lại trường để lao động, vệ sinh. Vượt đèo lội suối đến từng bản, gặp từng gia đình vận động học sinh ra lớp, rồi tổ chức hỗ trợ kiến thức đầu năm cho các em. Điểm trường nào chưa có phòng học và phòng ở kiên cố cho giáo viên thì chính quyền xã, phụ huynh cùng giáo viên lấy gỗ sửa sang, dựng nhà tạm mới để có chỗ tránh nắng, trú mưa cho học sinh. Giáo viên vùng cao đã quên đi niềm riêng, lấy tình yêu nghề, yêu trẻ, lấy nụ cười của các em học sinh làm hạnh phúc đời mình.
Việt Hoàng