Giờ học của học sinh dân tộc thiểu số. |
Tuy nhiên, địa bàn 6 huyện miền núi của tỉnh rộng, dân cư thưa thớt, việc đi học từ nhà đến trường của con em đồng bào dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2020 sẽ có khoảng 39 trường phổ thông dân tộc bán trú và như vậy, trong vòng 3 năm tới, Quảng Ngãi dự kiến sẽ tiếp tục thành lập mới 20 trường.
Phát huy hiệu quả từ mô hình bán trú, tỉnh Quảng Ngãi còn thực hiện tốt các chế độ chính sách cho học sinh là người dân tộc thiểu số như: Cấp 15 kg gạo/học sinh/tháng; cấp tiền hỗ trợ học tập, hỗ trợ tiền nhà ở (phòng trọ). Học sinh ở các huyện miền núi từ bậc học mầm non đến THCS được cấp giấy, vở và được mượn bộ sách giáo khoa miễn phí để học tập. Việc đầu tư xây dựng cơ bản, tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, hoạt động chuyên môn... cho các trường phổ thông dân tộc nội trú đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp chính quyền quan tâm đầu tư thỏa đáng. Mức đầu tư năm sau có tăng hơn so với năm trước, cụ thể, năm học 2014 - 2015 là hơn 7,5 tỷ đồng, thì năm học 2015 - 2016 là gần 12,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các chương trình, mô hình để khuyến khích học tập, nâng cao chất lượng như: Dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên và học sinh, các phong trào, mô hình khác cũng được triển khai tác động không nhỏ đến việc học tập của các em như: Mô hình “Cùng với học sinh xây dựng từ điển tiếng Hre - tiếng Anh - tiếng Việt”, “Học sinh mặc trang phục truyền thống đến trường”.