Nhà dài - nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mạ

Nhà dài là một trong những nét văn hóa truyền thống, mang bản sắc độc đáo riêng của đồng bào các dân tộc Nam Tây Nguyên, trong đó có đồng bào Mạ (Lâm Đồng).

Đồng bào Mạ ở đây thường sống thành từng làng (bon), mỗi làng có từ 5 - 10 nhà sàn dài với một khu vực đất đai riêng biệt trên các cao nguyên Bảo Lộc, Di Linh, Ðạ Tẻ và lưu vực sông Ðồng Nai. Nhà dài được làm bằng nứa, bương mai, hai mái, lợp bằng lá mây. Mái cửa ra vào uốn khum thành vòm bằng cành trúc đội trên mái cỏ. Xung quanh nhà ở, đồng bào còn dựng nhiều kho lúa trên sàn cao. Các cột nhà kho đều trang trí theo mô típ chày cối. Tuy nhiên, nhà dài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn lại rất ít và đang dần bị mai một.

Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào Mạ bên ngôi nhà dài truyền thống.

Ngôi nhà dài vách nứa, mái lá mộc mạc, đơn sơ.

Nhà dài có sàn bằng gỗ, sạch sẽ và mát mẻ.

Một gia đình với nhiều thế hệ sinh sống trong nhà dài tại huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.

Nhà dài của đồng bào Mạ đến nay còn lại rất ít.


Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN
Nhà dài truyền thống của đồng bào Ê Đê
Nhà dài truyền thống của đồng bào Ê Đê

Nhà dài truyền thống của đồng bào Ê Đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng, tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng của đồng bào Ê Đê.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN