Nhọc nhằn cõng chữ lên non

Thôn Lũng Cải là vùng dân cư đặc thù trên địa bàn xã vùng III, với 13 hộ dân nằm sâu trong núi, cách trung tâm xã Hồng Nam (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) gần 8 km. Không nước, không đường giao thông, không liên lạc, điện lưới lúc có lúc không...

 Thế nhưng, ở độ tuổi ngũ tuần, hai cô giáo Đinh Thị Châm và Hoàng Thị Mai Sương không quản ngại vất vả, khó khăn ngày ngày bám trường, bám lớp miệt mài gieo con chữ cho những đứa trẻ dân tộc Dao nơi đây.

Để đến với Lũng Cải, hai cô giáo phải vượt qua gần 6 km đường núi đá hiểm trở.

Lớp học đơn sơ, tạm bợ trên đỉnh núi...

... nhưng các em nhỏ rất say sưa học tập.

Hai cô giáo nấu ăn sau giờ lên lớp.

Cô giáo tâm sự cùng phụ huynh học sinh.

Hằng đêm, không có điện lưới nhưng những trang giáo án vẫn được soạn bởi ánh đèn pin leo lắt.



Hà My
20 năm “cõng chữ” ở vùng biên
20 năm “cõng chữ” ở vùng biên

Mỗi lớp học chưa đến chục học sinh; cô giáo đến tận nhà hay lên nương để đón nếu học sinh không muốn đến lớp; hằng ngày vượt qua những đoạn đường cua, dốc như hình sin; thường xuyên trong cảnh thiếu nước, không điện... là điều bình thường trong câu chuyện kể của những giáo viên vùng biên giới. Hơn 20 năm gắn bó với những xã nghèo ở Cao Bằng, cô giáo Riêu Thị Yến, trường Tiểu học Lý Quốc đã vượt qua những khó khăn ấy để cống hiến cho giáo dục vùng khó.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN