Nợ xấu sẽ ở mức dưới 3% theo kế hoạch

Dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra.


Tại Hội thảo“Ba năm nhìn lại tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu” do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Báo Lao động tổ chức chiều 5/10, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết: Từ năm 2012 đến hết tháng 8/2015, hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 424,14 nghìn tỷ đồng nợ xấu (tương đương 91,2% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012).

Trong đó xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chiếm 41,3%, còn lại do các TCTD tự xử lý bằng nhiều giải pháp như: Đôn đốc khách hàng trả nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp; Đưa tỉ lệ nợ xấu từ mức rất cao ở những năm trước đây về mức 3,21% tháng 8/2015. Dự kiến tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2015 sẽ ở mức dưới 3% theo đúng mục tiêu đã đề ra.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh phát biểu tại Hội thảo.

Tuy nhiên ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC vẫn cho rằng: VAMC vẫn còn gặp nhiều vướng mắc của trong công tác xử lý nợ. So với thực trạng nợ xấu, tốc độ xử lý nợ xấu còn chậm, kết quả bán nợ, tài sản đảm bảo còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân Việt Nam hiện chưa có thị trường mua bán nợ xấu. Đối tượng được mua bán nợ bị hạn chế theo các quy định pháp luật, cụ thể Luật Đầu tư 2014 quy định: “Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện” và Luật 69/2014/QH13 quy định “Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.


Theo VAMC, công ty có thể mua nợ xấu của các TCTD nhưng không thể bán được nợ cho bên thứ ba nếu không có giấy phép kinh doanh về ngành nghề mua bán nợ. Đồng tình quan điểm, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho hay: Ở Mỹ, xử lý nợ nói chung và nợ xấu nói riêng có 2 cách: Thứ nhất, thông qua kênh pháp lý và tòa án. Thứ hai, ngân hàng thu hồi nợ không được thì đưa ra tòa án giải quyết. Nợ không được giải quyết, tòa án tuyên bố phá sản cho doanh nghiệp. Còn ở Việt Nam, hầu như vụ xử lý nợ qua việc thương thảo giữa người đi vay và cho vay, phần lớn phải đem nhau ra toà. Khi có phán quyết của tòa án thì tùy theo nhận định, sự hiểu biết của các đơn vị thi hành án.


Một số chuyên gia ngân hàng cho rằng: Một điểm khác biệt nữa là ở Việt Nam không cho phép cá nhân phá sản, trong khi nhiều nước cho cá nhân phá sản. Ngân hàng đưa cá nhân đó ra, tòa án tuyên bố phá sản, có quyền cho phép ngân hàng dùng tất cả tài sản của cá nhân đó để thu hồi nợ, nếu số tài sản đó không đủ thì ngân hàng sẽ xóa nợ.


Vì vậy, chuyên gia ngân hàng Trí Hiếu kiến nghị: Cần phải thay đổi khung pháp lý để các ngân hàng và doanh nghiệp có cách giải quyết với nhau mà không nhất thiết phải qua tòa án. Trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ, ngân hàng có quyền thế chấp tài sản đó.

Minh Phương
Nỗ lực giải quyết nợ xấu  trước ngày 30/9
Nỗ lực giải quyết nợ xấu trước ngày 30/9

Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau ngày 30/9, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải hoàn thành mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN