Chiều ngày 23/1, (theo giờ địa phương), Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại một số phiên thảo luận quan trọng của Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, trong đó có phiên thảo luận “Chương trình Nghị sự ASEAN”, phiên họp "Triển vọng địa chính trị toàn cầu 2015".Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (ngoài cùng bên phải) tham dự phiên họp. Ảnh: Tố Uyên - Phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ |
Kể từ khi thành lập vào năm 1967, với sự thành lập AFTA (Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN) và Cộng đồng ASEAN trong năm nay, ASEAN đã đi một chặng đường dài trong việc tìm kiếm đưa mình trở thành một trong những tổ chức khu vực toàn diện và thành công nhất. Giá trị đặc biệt nhất của ASEAN và có lẽ là một trong những nguồn gốc của sự thành công là ASEAN đã luôn luôn cố gắng để trở thành một tổ chức mở, liên tục tìm cách thiết lập và mở rộng quan hệ đối ngoại với thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu hội nhập khu vực lớn hơn như hình thành một mạng lưới các FTA (Hiệp định thương mại tự do) song phương và đa phương dường như có vẻ dễ dàng hơn việc thực sự tận dụng tối đa những lợi ích mà ASEAN hội nhập rộng hơn với khu vực và thế giới cung cấp.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Davos, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết trong những năm qua, sự phát triển năng động của các nền kinh tế ASEAN là một trong những nhân tố giúp khu vực châu Á duy trì tăng trưởng kinh tế khả quan. ASEAN đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy liên kết, kết nối khu vực.
Tuy nhiên, làm thế nào các nền kinh tế ASEAN gặt hái được những lợi ích của hội nhập khu vực hơn trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu mới? Có lẽ ASEAN nên tập trung vào những điều sau đây: Đầu tiên, cần đảm bảo hiệu quả công tác hội nhập trong ASEAN, tính khả thi và cạnh tranh tại chỗ cao của cộng đồng ASEAN. Một Cộng đồng ASEAN thực sự vững mạnh là nền tảng cần thiết cho các thành viên trong hội nhập vào khu vực và thế giới.
Thứ hai, cũng cần phải nỗ lực hơn để giúp các thành viên với trình độ phát triển thấp hơn, hội nhập để bắt kịp và cùng tham gia với các nền kinh tế tiên tiến khác trong cộng đồng.
Thứ ba, hội nhập khu vực lớn hơn phải là động lực cho cải cách trong nước, và sự hội nhập sâu hơn nên có nghĩa là những cải cách mạnh hơn để chuyển hóa cơ hội thành lợi ích hữu hình. Nhờ hội nhập và cải cách khu vực lớn hơn, các nền kinh tế ASEAN đã trở nên năng động và cạnh tranh hơn. Không chỉ tổ chức mà từng thành viên ASEAN nên đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu kinh tế, chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để gặt hái lợi ích từ Cộng đồng ASEAN và các FTA đang tham gia với các đối tác lớn trong và ngoài khu vực.
Thứ tư, điều rõ ràng rằng hội nhập khu vực sâu hơn giúp tăng cường tin cậy lẫn nhau và do đó là cách tốt nhất để giải quyết những thách thức chung của khu vực, bao gồm cả các mối đe dọa an ninh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, khoảng cách phát triển... Mặt khác, nếu quyết tâm sử dụng các cơ chế hội nhập khu vực hiện có như tiểu vùng sông Mekong, tổ chức ASEAN, APEC, ASEM,... để giải quyết những thách thức chung, các nước ASEAN có thể sử dụng đầy đủ các lợi ích từ hội nhập.
Cuối cùng cũng không phải là đơn giản, nhưng cũng cần tôn trọng nguyên tắc trung lập của ASEAN trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực sâu và rộng hơn.
Về vấn đề địa chính trị toàn cầu 2015, Phó Thủ tướng cho rằng WEF có vai trò quan trọng bởi ngay từ thời điểm đầu năm đã thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thế giới, lãnh đạo doanh nghiệp đến chia sẻ những sáng kiến, tầm nhìn về các vấn đề toàn cầu trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về an ninh, chính trị như hiện nay. WEF năm nay bàn thảo không chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế WEF, mà còn một loạt thách thức lớn mà thế giới đang phải đối mặt với hy vọng làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
TTXVN/Tin Tức