Phòng thiếu máu ở trẻ em

Thiếu máu là tình trạng bất thường của hồng cầu hoặc trẻ có lượng hemoglobin (nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường. Trẻ bị thiếu máu rất khó nhận biết vì bệnh không gây ra một triệu chứng nào. Tuy nhiên, bệnh vẫn có các dấu hiệu thấy được như da xanh xao, lòng bàn tay nhợt, khó ngủ, khó tập trung, chơi đùa mau mệt hơn những trẻ khác.

Điều trị cho bệnh nhi mắc thiếu máu. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu ở trẻ. Trong đó, thiếu sắt, Acid folic, vitamin B12... (là những chất tạo ra hồng cầu) được coi là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, thiếu máu có thể do tủy xương sản sinh hồng cầu không phù hợp, nguyên nhân này thường xảy ra ở những trẻ bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, có bệnh lý mãn tính tủy xương sản sinh hồng cầu ít hơn bình thường. Hoặc trẻ bị mất quá nhiều máu, khiến tủy xương không thể tạo đủ hồng cầu để bù lượng máu đã mất, dẫn đến thiếu máu.

Điều trị thiếu máu phải tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Đối với trẻ thiếu máu do thiếu sắt, thiếu những chất tạo hồng cầu, cần thay đổi chế độ ăn cho trẻ. Cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: Thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh. Đối với một số trẻ, cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Những trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.

Trẻ bị thiếu máu có thể dễ dàng lấy lại sức khỏe nếu điều trị đúng. Khi hồng cầu được tạo ra nhiều, oxy sẽ chuyển đến mô đầy đủ, cơ thể sẽ khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, không có cách chữa trị thích hợp, để tình trạng thiếu máu lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.


Trang Thu
(tổng hợp)

Hơn 3 triệu trẻ em miền Bắc được tiêm vắc xin sởi-rubella đợt 1
Hơn 3 triệu trẻ em miền Bắc được tiêm vắc xin sởi-rubella đợt 1

Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị sơ kết chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella đợt 1 và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân 2014 - 2015 khu vực miền Bắc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN