Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ xước

Cỏ xước có tên gọi khác là nam ngưu tất. Cây cao khoảng 1 m. Rễ nhỏ, lá mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20 - 30 cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc dạng gai nhọn, hạt hình trứng dài. Để dùng làm thuốc, người ta nhổ cả cây (liền cả rễ), rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.


Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh của cỏ xước:


- Đi tiểu ra máu: Dùng rễ cỏ xước 20 g, củ mài 40 g sao vàng, hạt sen 40 g sao vàng , bông mã đề lá trắc bách diệp (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao đen); tất cả tán thành bột mịn; ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g.

 

- Chữa phù thũng, vàng da: Dùng cỏ xước, rễ cỏ tranh, bông mã đề, dây khố rách - mỗi thứ 20 - 25 g; sắc nước uống.


- Chữa sốt nóng, sổ mũi: Dùng cỏ xước, lá diễn, đơn buốt, mỗi thứ 30 g, sắc nước uống.


- Viêm đa khớp dạng thấp: Rễ cỏ xước tẩm rượu sao 20 g, độc hoạt 12 g, tang ký sinh 16 g, dây đau xương 16 g, tục đoạn 12 g, đương quy 12 g, thục địa 12 g, bạch thược 12 g, đảng sâm 12 g, tần giao 12 g, quế chi 8 g, xuyên khung 8 g, cam thảo 6 g, tế tân 6 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống trong 10 ngày.


- Chữa quai bị: Dùng rễ cỏ xước, chế thêm nước, giã nát; gạn lấy nước xúc miệng và uống trong; bên ngoài giã rễ cỏ xước đắp lên chỗ sưng đau.
- Chữa suy thận, phù thũng, nặng chân, vàng da: Rễ cỏ xước sao 30 g, mã đề cả cây 30 g, cúc bách nhật cả cây 30 g, cỏ mực 30 g, sắc ngày uống 1 thang, chia 2 - 3 lần, uống liền trong 7 - 10 ngày.

 

N.Q

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN