Tác dụng chữa bệnh của củ ấu

Củ ấu thường gọi là củ có hai sừng. Trong củ ấu chứa hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Toàn cây dùng làm thuốc. Củ ấu dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đại tiện ra máu, bệnh dạ dày. Củ ấu đốt tồn tính (đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70%), tán bột trộn dầu vừng bôi chữa trĩ, mụn nước, viêm nhiễm ngoài da.


Sau đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:


- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: Lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.


- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: Vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.


- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: Lấy 10-16 g toàn cây, sắc uống.


- Rôm sảy, da khô sạm: Dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.


- Viêm loét dạ dày: Thịt củ ấu 30 g, củ mài 15 g, hồng táo 15 g, bạch cập 10 g, gạo nếp 100 g, nấu cháo, cho thêm 20 g mật ong, trộn đều ăn.


- Trị say rượu: Thịt củ ấu tươi 250 g, nhai nuốt.


- Trị đại tiện ra máu: Vỏ củ ấu 60 g, địa du 15 g, tiêu sơn căn 6 g, ô mai 10 g, cam thảo chế 6 g. Sắc uống.


- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.


Cần lưu ý, tuy củ ấu là vị thuốc, ăn ngon, nhưng ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng không dùng.


X.M

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN