Trước đây, tượng gỗ dân gian thường chỉ dùng trang trí trong các nghi lễ tín ngưỡng của đồng bào Ê đê, Ba na, Jrai, Xê đăng... Ngày nay, bên cạnh việc coi tượng gỗ như một biểu tượng tâm linh, đồng bào còn dùng tượng vào việc trưng bày, trang trí nơi nhà dài, nhà rông, bến nước, nhà mồ...
Những pho tượng gỗ đều mang lối điêu khắc đơn giản, mộc mạc, như: “Người phụ nữ bồng con”, “Người đàn ông vác rìu” hay các loại chim muông, hoa lá... là sự mô tả chân thực về cuộc sống nương rẫy, săn bắn, tập tục, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên.
Bằng những công cụ thô sơ như rìu, dao, đục... mà những khúc gỗ tưởng chừng như vô tri, vô giác, dưới đôi tay tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của những người nghệ nhân đã trở thành những vật có hồn. Mỗi tác phẩm đều mang một cảm xúc, dáng vẻ khác nhau, vừa ẩn chứa hồn thiêng như toát lên cốt cách, núi rừng Tây Nguyên. Không chỉ dừng lại ở đó, những pho tượng còn là những tác phẩm mang đậm giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nghề thủ công độc đáo, chứa đựng giá trị truyền thống vô cùng quí giá cần được gìn giữ, khôi phục và phát huy.
Một số hình ảnh tạc tượng gỗ :
Những pho tượng gỗ mang lối điêu khắc độc đáo được tạo nên bởi đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân. |
Tạc tượng gỗ đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. |
Tượng gỗ hình con voi, một hình ảnh đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. |
Pho tượng gỗ theo lối trừu tượng được đặt tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam (Đắk Lắk). |
Pho tượng gỗ “Người đàn ông vác rựa” với đường nét và lối điêu khắc độc đáo gắn liền với cuộc sống nơi núi rừng. |
Những pho tượng gỗ “Anh em” được đặt tại Khu du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Ko Tam (Đắk Lắk). |