Sáng 24/3, tại Viện Huyết học- truyền máu Trung ương (Hà Nội), dự án “Tăng cường năng lực chuẩn đoán và điều trị u lympho ác tính (các ung thư có nguồn gốc từ hệ bạch huyết) tại Việt Nam” đã chính thức ra mắt.
Dự án do Viện Huyết học- truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh và Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam, phối hợp thực hiện; với mục tiêu đào tạo, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị u lympho của các bệnh viện tuyến trước,qua đó tăng cường năng lực chăm sóc bệnh nhân u lympho cho toàn bộ hệ thống y tế của Việt Nam.
GS.TS.BS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học- truyền máu TƯ phát biểu |
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS.BS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết Học- truyền máu Trung ương khẳng định: U lympho ác tính là cụm từ chung để chỉ các ung thư có nguồn gốc từ
hệ bạch huyết là hệ thống có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và các
nhiễm trùng từ bên ngoài. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, quá trình chẩn
đoán và điều trị bệnh lý này đã tiến những bước dài, giúp cải thiện đáng kể cuộc
sống của bệnh nhân. Ở nước ta, ước tính mỗi năm có gần 2.700 trường hợp mới mắc
bệnh u lym-phô với đủ mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ và có chiều hướng gia tăng. Nhằm tối ưu hóa kết quả chăm sóc bệnh nhân u
lympho, bên cạnh các nỗ lực tiếp cận và áp dụng các phương pháp điều trị mới tại
các trung tâm đầu ngành, Việt Nam cần thêm nhiều bác sĩ có trình độ cao phân bố
rộng khắp nhằm đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân u
lympho trên cả nước".
Đại diện Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam, bà Inge Kusama, trưởng đại diện, khẳng định: Văn phòng đại diện Hoffmann- La Roche tại Việt Nam đồng hành cùng Viện Huyết học- truyền máu Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh trong nỗ lực nâng cao mặt bằng chung của việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý u lympho ác tính, nhằm góp phần giảm tải ở các bệnh viện tuyến trên vốn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đồng thời, dự án cũng mong góp sức vào việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam.
Năm 2014, dự án đã khởi động với 2 đợt tập huấn tại các trung tâm y tế quốc tế dành cho các cán bộ chủ chốt của các bệnh viện. Trong năm 2015, dự án sẽ tiếp tục với các hoạt động: Tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước nhằm bồi dưỡng nhóm chuyên gia nòng cốt; tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ cho các bệnh viện tuyến trước; thành lập các phòng xét nghiệm tham chiếu; xúc tiến hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu.
AM