Tập trung hoạt động kinh doanh vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện và 1 thành phố là vùng biên giới xa xôi dân cư thưa, đường giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn những bất cập.

Giám đốc Agribank Lạng Sơn Trịnh Xuân Đoan.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hiệu quả kinh doanh còn thấp, đối tượng đầu tư tín dụng chưa đa dạng, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chưa hình thành được các vùng chuyên canh tập trung...

Tuy vậy, bằng những nỗ lực của mỗi người, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lạng Sơn (Agribank Lạng Sơn) đã có những bứt phá ngoạn mục. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Đoan – Giám đốc Agribank Lạng Sơn về những nỗ lực của mình.

* Xin ông cho biết nỗ lực của Agribank Lạng Sơn trong những năm gần đây?

Agribank Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn với 18 chi nhánh loại III và phòng giao dịch có 370 cán bộ, cơ bản đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh: xây dựng trụ sở riêng tại 11 huyện, thành phố trong tỉnh, xe ôtô chuyên dùng, hệ thống công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ,... lắp đặt đưa vào sử dụng 22 máy rút tiền tự động (ATM), 20 máy POS đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán cho khách hàng, trình độ cán bộ được quan tâm đào tạo dần nâng cao trình độ nghiệp vụ đặc biệt trình độ cán bộ quản lý đã được cải thiện hơn nhiều so với trước, đáp ứng yêu cầu công việc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước những khó khăn chung của nền kinh tế Ban Giám đốc Agribank tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên bám sát các chủ trương, chính sách và các giải pháp điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và các giải pháp, chỉ đạo của Agribank, đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương nên những năm gần đây Agribank tỉnh Lạng Sơn cơ bản thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do Agribank giao; vốn tín dụng đầu tư cho vay có hiệu quả, bảo đảm an toàn, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, các chương trình của UBND tỉnh.

Từ năm 2014 đến nay hằng năm Agribank Lạng Sơn đều thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh do trụ sở chính giao. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân 17% năm, đến nay (31/7/2016) Tổng nguồn vốn (bao gồm ngoại tệ quy đổi) đạt 6.321 tỷ đồng, tăng 615 tỷ đồng, (10,7%) so với đầu năm, đạt 97% kế năm 2016.

Dư nợ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 23%năm. Tính đến 31/7/2016 tổng dư nợ (bao gồm ngoại tệ quy đổi) 5.010 tỷ đồng, tăng 21,5% so với đầu năm, đạt 57% kế hoạch năm 2016; Tỷ lệ nợ xấu 0,37%/tổng dư nợ; Thu dịch vụ đạt 23,1 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm 2016; Quỹ thu nhập đạt được theo kế hoạch; đời sống cán bộ nhân viên được đảm bảo.

Agribank Lạng Sơn đã thực hiện khoán chỉ tiêu huy động vốn đến từng chi nhánh loại III, Phòng giao dịch và người lao động. Bình quân huy động nguồn vốn mỗi cán bộ năm 2014 đạt 13,3 tỷ đồng; năm 2015 đạt 15,6 tỷ đồng/cán bộ, tỷ lệ tăng 17%.

Tính đến 31/7/2016, Agribank Lạng Sơn đã huy động đạt 6.321 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm, chiếm 34% thị phần các NHTM trên địa bàn; Tổng dư nợ đạt 5.010 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch năm 2016, chiếm 31% thị phần các NHTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Tỷ lệ nợ xấu 0,37%/tổng dư nợ (kế hoạch giao dưới 0,6%/tổng dư nợ); Thu dịch vụ đạt 23,1 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch năm, các sản phẩm dịch vụ của Agribank được Chi nhánh triển khai đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả góp phần nâng cao uy tín cũng như vị thế của Agribank trên địa bàn.

* Để đạt được những kết quả đó, Agribank Lạng Sơn đã có những chỉ đạo, điều hành cụ thể thế nào?

Trong điều hành hoạt động kinh doanh, Ban giám đốc Agribank Lạng Sơn luôn xác định nông nghiệp, nông thôn và nông dân là thị trường truyền thống và ưu tiên hàng đầu, cùng với cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa có phương án, dự án kinh doanh khả thi.

Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh, vấn đề tam nông đang là một trong những vấn đề dành được nhiều sự quan tâm của UBND tỉnh, do vậy Agribank Lạng Sơn càng tập trung hoạt động kinh doanh vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thông qua việc triển khai mở rộng cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh theo QĐ số 889/QĐ-NHNo-HSX ngày 29/8/2014 của Tổng Giám đốc, tổ chức thực hiện tốt cho vay theo các chương trình của Agribank từng thời kỳ.

Thể hiện qua số liệu tăng trưởng qua các năm, cho vay nông nghiệp nông thôn liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2014-2015 đạt trên 25%/năm và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 75%) trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Song song với hoạt động kinh doanh hiệu quả, việc giảm thiểu nợ xấu cũng được chúng tôi triển khai quyết liệt. Thời điểm trung tuần tháng 4/2014 nợ xấu của Agribank Lạng Sơn chiếm tỷ lệ 11%/tổng dư nợ. Agribank Lạng Sơn đã thành lập Ban chỉ đạo và xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, tiến hành rà soát, phân tích chi tiết từng khoản nợ, từ đó đưa ra những biệp pháp phù hợp đối với từng khoản nợ. Đến thời điểm cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu đầu năm từ 11% xuống còn 2,5% năm 2015, đến 31/7/2016 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chỉ còn 0,37%/tổng dư nợ, hoạt động kinh doanh được an toàn, đời sống CBNV được đảm bảo.

* Được biết, những năm qua CBCNV của Agribank Lạng Sơn cũng tham gia công tác an sinh xã hội với những chương trình cụ thể, thiết thực?

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Lạng Sơn còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội. Năm 2013 Agribank Lạng Sơn tài trợ cho ngành y tế, giáo dục của tỉnh số tiền trên 3 tỷ đồng, năm 2014 tài trợ (trên 14 tỷ đồng) xây dựng trường Mầm non Tràng Phái, trường THPT bán trú Tri Lễ và năm 2015 tài trợ10 tỷ đồng cho huyện Bình Gia xây dựng trường THPT...

Agribank Lạng Sơn tặng nhà cho thương binh ở huyện Văn quan, tặng nhà cho người nghèo tại huyện Chi Lăng, huyện Lộc Bình, tặng sổ tiết kiệm cho cựu nữ thanh niên xung phong …Những năm tới, Agribank Lạng Sơn tiếp tục thực hiện công tác an sinh xã hội mà đối tượng ưu tiên trước nhất là ngành giáo dục, y tế, thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội đối với những hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

* Xin cám ơn ông.
                                        
Đăng Giới – Ánh Tuyết ((thực hiện))
Đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Đẩy mạnh tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Sáng 28/7, ông Nguyễn Xuân Cường đã được Quốc hội phê chuẩn giức chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay ông Cao Đức Phát.Nhân dịp này, tân Bộ trưởng đã chia sẻ với báo chí về các ưu tiên của ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ của mình.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN