Chương trình đấu giá từ thiện của các thí sinh dự thi vòng chung kết cuộc thi “Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam lần thứ 3-2013” đã diễn ra thành công.
Hơn 220 triệu đồng bán đấu giá các sản vật của quê nhà, mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, địa phương của các thí sinh đã được bán đấu giá. Một đêm cho văn hóa các dân tộc tỏa sáng cùng sự tỏa sáng của những tấm lòng từ thiện của các thí sinh.
Đặc biệt trong buổi đấu giá, chiếc mẹt được dùng để đựng mèn mén - một món ăn dân tộc truyền thống của đồng bào Cờ Lao, do những nghệ nhân Cờ Lao làm ra, đã được trưng bày trong ngôi nhà được dùng để làm bối cảnh cho bộ phim “Chuyện của Pao” đã được thí sinh Lưu Thị Hòa, SBD 23 mang tới đấu giá tại chương trình. Những bộ trang phục dân tộc truyền thống, những chiếc nỏ, đàn, chăn, gối, dây buộc tóc… của đồng bào các dân tộc cũng đã xuất hiện và được đấu giá thành công.
Lòng tự hào dân tộc cũng được các thí sinh thể hiện với những tác phẩm vẽ bản đồ Việt Nam với chữ ký của tất cả các thí sinh trong cuộc thi và Đệ nhất Hoa hậu quý bà Thế giới Kim Hồng, bức tranh bản đồ Việt Nam bằng cát, hay bức tranh bản đồ Việt Nam có tên “Biển đảo Việt Nam” được ghép bằng gạo, thóc, đỗ xanh, đỗ đen… rất cầu kỳ.
SBD 08- Nguyễn Thị Út Chín với bức tranh do chính cô vẽ bản đồ Việt Nam bằng chữ ký của tất cả các thí sinh, BTC và chữ ký của Hoa hậu quý bà Kim Hồng. |
Số 23- Lưu Thị Hòa - dân tộc Cờ Lao, với chiếc mẹt để đồ mèn mén, món ăn dân tộc truyền thống của dân tộc đã được quay trong bộ phim “Chuyện của Pao”. |
Số 37- Trần Thị Bé Ngọc với bức tranh tự kết từ đậu và gạo quê hương, tạo bản đồ quê hương thu nhỏ, tên là “Biển đảo quê hương”. |
Số 45- Bàn Thị Phương với chiếc túi thổ cẩm của dân tộc Dao. |
Số 52- Đinh Thị Thùy Trang, dân tộc H’Rê với chiếc nỏ do ông nội cô để lại. Đây là vũ khí đấu tranh chống giặc thời xa xưa của đồng bào H’Rê. |
Số 20- Ksor H’Bem với chiếc gùi đựng đồ dùng sinh hoạt, gắn với đời sống xã hội của người dân Gia Rai. |
Số 44- Alăng Thị Pari với chiếc đàn của người Cơ Tu. Cô cho biết, tiếng đàn là món ăn tinh thần của người Cơ Tu. |
SBD 12- Đinh Thị Dịu, dân tộc Thái với chiếc ghế tự dệt và tự làm. Con gái Thái trước khi lấy chồng phải tự dệt chiếc ghế này để tặng cho gia đình nhà chồng. |
Số 53- Điểu Thị Thu Trinh, dân tộc S’Tiêng với tấm khăn choàng làm bằng thổ cẩm của người S’Tiêng, đã được truyền từ đời này sang đời khác trong gia đình cô. |
Số 46- Hà Thị Phượng, dân tộc Mường với quả còn tự làm từ những mảnh vải vụn. |
P.V - Ảnh: Dũng DL