Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN |
Đây là hoạt động nhằm tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan thuộc Mạng lưới Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN quốc gia.
Các đại biểu dự hội thảo đã tập trung thảo luận về Kế hoạch hoạt động của Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN khu vực và Mạng lưới Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN Việt Nam; trao đổi về định hướng, ưu tiên của Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN giai đoạn sau 2015.
Đặc biệt là dự kiến triển khai Kế hoạch hành động khu vực về Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (RPA EVAW) và Kế hoạch hành động khu vực về Xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em (RPA EVAC).
Hai kế hoạch hành động khu vực của ASEAN trên được thực hiện trong khoảng thời gian 10 năm (2016-2025) phù hợp Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN (2016-2025).
Mục tiêu chủ yếu của các kế hoạch này là xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong ASEAN thông qua các hoạt động phòng ngừa, bảo vệ, xây dựng khung pháp lý, nâng cao năng lực; nghiên cứu, thu thập dữ liệu, quản lý, phối hợp và cộng tác với tất cả các bên liên quan.
Theo đó, với ASEAN, kế hoạch nhằm thể chế hóa các chính sách xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em và hỗ trợ bền vững xuyên suốt các trụ cột. Với từng nước thành viên ASEAN, kế hoạch nhằm có các dịch vụ phòng chống và bảo vệ hiệu quả được hỗ trợ bởi khung pháp lý và các cơ chế thể chế quốc gia về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em.
Các lĩnh vực được ưu tiên trong thực hiện các kế hoạch là trong vòng 5 năm đầu tiên, Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN sẽ thiết lập các hướng dẫn khu vực; phát triển, tăng cường các chiến dịch trong khu vực về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em thông qua việc sử dụng các điểm video và các nền tảng truyền thông xã hội, các kênh truyền hình.
Các nước thành viên Ủy ban thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN sẽ phát triển, thúc đẩy các Kế hoạch hành động quốc gia thông qua các cơ chế đa ngành và liên cơ quan nhằm phối hợp việc xây dựng, thực hiện và giám sát; phát triển và thông qua các khuôn khổ pháp lý có phản ứng giới nhằm trừng phạt phù hợp với Công ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)…