Sớm tinh sương ngày hôm sau, dân làng tề tựu về khu vực tổ chức lễ để bắt heo làm thịt. Sau khi làm sạch, thịt heo và thủ cấp được bày trang trọng tại khu vực cao nhất trong Nhà truyền thống, phía trên có đặt ảnh Bác Hồ (đồng bào ví Bác Hồ như cha đẻ). Mâm lễ đầy đủ của Tết Ngã rạ bao gồm heo, gà, bánh lá đót, trầu cau và sáp ong.
Sau lễ cúng, mọi người quây quần bên mâm cỗ để nghe già làng tạ ơn tổ tiên, tạ ơn thần lúa đã ban phúc cho dân làng được mùa lúa rẫy, no ấm; nghe già kể chuyện được mất của năm và những kế hoạch, dự định cho vụ mùa mới trong năm tới. Rồi cầu mong sức khỏe cho cả già, trẻ, gái trai trong thôn mình.
Trong lễ Tết Ngã rạ của đồng bào Cor cũng không thể thiếu các trò chơi dân gian như giã gạo, gói bánh, thi cà kheo… Phần thi này đòi hỏi sự khéo tay của phụ nữ Cor, và cả vận dụng sức lực, sự nhịp nhàng, hiểu ý nhau khi giã gạo. Ý nghĩa nhằm ôn lại đời sống sinh hoạt xưa. Kết thúc lễ là lúc cả làng nhập tiệc, ca hát bên nhau.
Nghi lễ đánh chiêng và múa cà đáo trong ngày Tết, thường thì có 8 nữ và 3 nam tham gia. |
Điệu chiêng hay còn gọi là điệu “có ngọn”, nghĩa là chiêng, trống phải có điểm hẹn - tức là phải kết thúc cùng lúc. |
Mâm lễ đầy đủ của Tết Ngã rạ bao gồm heo, gà, bánh lá đót, trầu cau và sáp ong. |
Thi giã gạo làm bánh lá đót - nghi thức không thể thiếu trong Tết Ngã rạ của đồng bào Cor. |
Gói bánh lá đót thường là công việc dành cho phụ nữ. |
Bánh lá đót được vớt ra sau khoảng 1 giờ luộc chín. |