Các điểm tham quan, du lịch vắng khách trong mùa dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh

Hiện nay, các điểm tham quan, vui chơi giải trí tại TP Hồ Chí Minh đang rơi vào cảnh thưa vắng du khách, thậm chí "cửa đóng then cài" trong suốt mùa dịch bệnh COVID-19.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 quay trở lại, ngành du lịch TP Hồ Chí Minh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, các điểm vui chơi, du lịch nổi tiếng trong thành phố như: Hội trường Thống Nhất, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm TP Hồ Chí Minh, đường sách Nguyễn Văn Bình, Thảo cầm viên Sài Gòn, Bảo tàng chứng tích chiến tranh…  đều ảm đạm, thưa thớt một vài du khách ghé tham quan chụp ảnh rồi vội đi.

Chú thích ảnh
Các điểm du lịch, giải trí tại TP Hồ Chí Minh rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách trong mùa dịch bệnh.

Ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp động vật thuộc Công ty TNHH Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động tại Thảo Cầm Viên cũng bị xáo trộn, khiến Thảo cầm viên Sài Gòn phải đóng cửa 2 tháng. Khi hoạt động trở lại, doanh thu giảm từ hơn 330 triệu đồng/ngày xuống còn khoảng 15 triệu đồng/ngày, nhân viên Thảo cầm viên Sài Gòn chấp nhận giảm 30% lương để hỗ trợ mua thức ăn cho các con thú nuôi ở đây. Hiện nay, để duy trì hoạt động của Thảo Cầm Viên, đơn vị rất cần sự chung tay hỗ trợ từ cộng đồng, người dân tại TP Hồ Chí Minh.

Tương tự, đại diện Công viên Văn hóa Đầm Sen cũng cho biết, trước kia mỗi ngày, công viên văn hóa Đầm Sen đón 1.000 - 2.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, lượng khách tham quan đã sụt giảm nghiêm trọng. Hiện lượng khách ghé tham quan Đầm Sen chỉ bằng 1/3 so với những ngày bình thường, điều này đang khiến đơn vị gặp rất nhiều khó khăn để duy trì hoạt động.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, cho biết giai đoạn bình thường mới từ tháng 5-7 thì thành phố có khoảng 35-40% doanh nghiệp du lịch hoạt động trở lại. Ngành du lịch TP Hồ Chí Minh cũng bước vào giai đoạn phục hồi, đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa để thu hút du khách đến TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện trở lại, theo báo cáo sơ bộ của các doanh nghiệp, đa số khách du lịch đã đồng loạt huỷ các tuyến du lịch miền Trung, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Lạt cho đến tháng 9. Đến nay, có khoảng 90-95% DN lữ hành đã tạm ngưng hoạt động, lượng khách đến các điểm tham quan du lịch, vui chơi tại thành phố cũng sụt giảm nghiêm trọng.

Báo Tin tức xin gửi đến độc giả những hình ảnh vắng khách tại các điểm tham quan, vui chơi, du lịch tại TP Hồ Chí Minh trong mùa dịch bệnh:

Chú thích ảnh
Đường phố tại khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh vắng người qua lại trong mùa dịch bệnh COVID-19.
Chú thích ảnh
Điểm tham quan Nhà thờ Đức Bà mùa dịch bệnh COVID-19 cũng có ít người dân và du khách ghé tham quan.
Chú thích ảnh
Bảo tàng chứng tích chiến tranh trước kia đón hàng ngàn du khách nhưng từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện, nơi đây trở nên đìu hiu, thanh vắng lạ thường.
Chú thích ảnh
Hiện nay, đường sách TP Hồ Chí Minh cũng ít người ghé qua từ khi dịch bệnh trở lại tại TP Hồ Chí Minh.
Chú thích ảnh
Các điểm vui chơi, giải trí như: Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn... cũng có rất ít người dân ghé tham quan vì lo sợ dịch bệnh COVID-19.
Chú thích ảnh
Các điểm trò chơi, giải trí trong các khu vui chơi,giải trí của TP Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng "cửa đóng then cài" vì không có khách ghé tham quan.
Chú thích ảnh
 Nhân viên Thảo cầm viên Sài Gòn chấp nhận giảm 30% lương để hỗ trợ mua thức ăn cho các con thú nuôi ở trong đây.
Chú thích ảnh
Những điểm vui chơi như rạp xiếc, rạp chiếu phim...cũng vắng khách lạ thường trong mùa dịch bệnh.

   

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức
Hà Nội tiếp tục lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh
Hà Nội tiếp tục lắp đặt wifi miễn phí tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh

Hà Nội tiếp tục triển khai lắp đặt wifi công cộng miễn phí tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN