TP Hồ Chí Minh tăng cường xây dựng nguồn nhân lực công đoàn

Tổ chức công đoàn cần đổi mới mạnh mẽ cả nội dung và phương thức hoạt động, trong đó xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới là vấn đề cấp bách, chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước.

Thông tin trên được bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ chiều 21/12, về chương trình xây dựng nguồn nhân lực công đoàn thành phố giai đoạn 2020 – 2025.

Chú thích ảnh
Ngày 12/10/2020, bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố trao tặng bằng khen của Liên đoàn cho các đơn vị đã có thành tích trong công tác chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 6a của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh tư liệu: Thanh Vũ/TTXVN

Theo bà Trần Thị Diệu Thúy, mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 là thu tài chính công đoàn đạt 90% trở lên so với số phải thu kinh phí và đoàn phí công đoàn theo qui định; tỷ trọng chi đại diện quyền và lợi ích hợp pháp từ 10 - 15%; chi chăm lo trực tiếp cho đoàn viên người lao động từ 55 - 60% trong tổng chi hàng năm của hệ thống công đoàn các cấp. Hàng năm bình quân có từ 200.000 lượt người lao động tiếp cận vay vốn tại Tổ chức tài chính vi mô (CEP); có thêm 10% lượt đoàn viên và người lao động được tiếp cận các hoạt động chăm lo, đại diện và cung ứng dịch vụ do các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống Công đoàn thành phố thực hiện.

Công đoàn các cấp nỗ lực hoàn thành cải tạo, sửa chữa các cơ sở nhà đất đang quản lý bị hư hỏng, xuống cấp, nghiệm thu và đưa vào sử dụng ít nhất 50% công trình đầu tư mới theo kế hoạch đầu tư trung hạn 2020 - 2025 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoàn thành các thủ tục pháp lý về nhà đất theo quy định đối với các cơ sở nhà đất đủ điều kiện. Các nhà văn hóa lao động thuộc hệ thống công đoàn tự đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2023; hoàn thành chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp, kinh tế theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhìn lại công tác quản lý tài chính, tài sản công đoàn thành phố trong những năm qua, bà Trần Thị Diệu Thúy khẳng định có nhiều chuyển biến tích cực như: Nguồn thu tài chính tăng bình quân từ 10% - 15%, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi của công đoàn các cấp. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài sản được quan tâm, bước đầu tập trung sửa chữa, cải tạo và thực hiện cơ bản các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng; hoạt động của các đơn vị kinh tế, sự nghiệp ổn định, từng bước nâng dần chất lượng hoạt động, phục vụ tốt hơn cho đoàn viên và người lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn tình trạng thất thu, số chi chưa tương xứng với nguồn thu; nhất là tỷ lệ chi đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chăm lo trực tiếp cho người lao động. Nhiều cơ sở nhà đất xuống cấp; hoạt động của các đơn vị sự nghiệp còn nhiều khó khăn, chưa chủ động tự chủ tài chính; hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trực thuộc chưa cao, nhất là doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ.

Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chương trình xây dựng nguồn nhân lực công đoàn giai đoạn 2020 – 2025 là phải đảm bảo thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Công đoàn các cấp, đơn vị kinh tế, sự nghiệp phải chủ động, cụ thể hóa triển khai thực hiện đảm bảo bám sát mục tiêu, nội dung và giải pháp tổng thể của chương trình chung; đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện, gắn với quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị.

Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, thực hiện tốt chương trình này sẽ góp phần tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn các cấp trong tình hình mới. Đồng thời, tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công đoàn thông qua việc đổi mới mô hình hoạt động, cơ chế đầu tư, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; khẳng định là một bộ phận không thể thiếu của tổ chức công đoàn trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động về cả vật chất lẫn tinh thần…

Thanh Vũ (TTXVN)
Chăm lo, bảo vệ người lao động là nhiệm vụ trọng yếu của Công đoàn
Chăm lo, bảo vệ người lao động là nhiệm vụ trọng yếu của Công đoàn

Ngày 11/12, tại Hà Nội, Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 7 (khóa XII) đã khai mạc. Hội nghị dự kiến diễn ra trong hai ngày 11 -12/12.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN