Học sinh và nhà trường đều lo về đổi mới tuyển sinh

Dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) vừa công bố đã “vấp phải”, nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận xã hội. Ngay các nhà quản lý giáo dục, giáo viên cũng cho rằng những nội dung đổi mới này sẽ khiến nhà trường và học sinh vất vả và không thể chuẩn bị kịp.

Từ số báo này, báo Tin Tức trích đăng những ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giáo viên, phụ huynh học sinh về dự định những đổi mới của ngành giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường THCS/THPT Nguyễn Tất Thành:Học sinh sẽ vất vả hơn

Với phương án thi mới của Bộ GD - ĐT, học sinh theo ban D có lợi nhất khi ba môn thi của các em là ba môn độc lập. Với những học sinh học ban A hay A1, học sinh và giáo viên sẽ phải thích nghi, phải thay đổi tư duy, không có môn chính, môn phụ. 

 

Nhà trường, cán bộ quản lý cho rằng, những nội dung đổi mới trong năm nay là quá vội vàng.

Khi nội dung kiến thức thi tăng, học sinh sẽ phải vất vả hơn. Do đó, các trường, giáo viên cần chủ động trong giảng dạy. Đặc biệt, các học sinh, giáo viên thay đổi cần thay đổi tư duy môn học và học như thế nào cho hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, khoảng thời gian một năm là khá ngắn để giáo viên, học sinh thích ứng nên Bộ GD - ĐT cần có cách ra đề thi phù hợp nếu quyết định đổi mới ngay trong năm học 2017.

TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội: Sẽ không thể xoay sở kịp với phương án mới

So với năm ngoái, việc thay đổi phương thức thi và đề thi mà Bộ GD - ĐT vừa công bố trong dự thảo sẽ hạn chế tình trạng học sinh học lệch, học tủ. Bởi từ lâu các em đều có tư tưởng thi môn nào thì sẽ chú trọng học môn đó, môn nào không thi sẽ không học.

Tuy nhiên, nếu thay bằng bài thi tổng hợp về kỹ thuật nhiều người dân và học sinh cho rằng không thể học và xoay sở kịp. Nếu phương án mới được thực hiện thì cần hạn chế chương trình học, tập trung những điểm trọng tâm, những điểm cơ bản để học sinh có kiến thức vào đời. Sự kết hợp này mới hoàn thiện, còn nếu không cả giáo viên và học sinh sẽ trở tay không kịp. 

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức Hà Nội  Đổi mới ngay trong năm nay là vội vàng

Việc đổi mới trong thi, tuyển sinh là cần thiết và cũng nằm trong lộ trình đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, kỳ thi THPT quốc gia vừa mới triển khai được 2 năm, những mặt được, chưa được vẫn còn đang bàn tính; vậy mà năm học tới, Bộ GD - ĐT lại tiếp tục đổi mới. Đặc biệt, những nội dung đổi mới trong môn thi, cách thi sẽ khiến học sinh và phụ huynh các em rất lo lắng. 

Ví dụ, trước đây, thí sinh thường làm bài tự luận với các môn thi toán, sử, địa, giáo dục công dân..., nhưng nay, các em sẽ phải làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Trong khi đó, những thay đổi về cấu trúc đề thi, môn thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, học sinh cần nhiều thời gian hơn để làm quen, thực hiện. Do đó, sẽ là quá vội vàng nếu quyết định thực hiện ngay những đổi mới trong thi, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 như dự thảo mà Bộ GD - ĐT mới công bố.
LV (ghi)
Một số trường đại học tại TP.HCM tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2
Một số trường đại học tại TP.HCM tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 2

Kết thúc xét tuyển bổ sung đợt 1, điểm chuẩn của một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng giảm nhẹ, trong khi đó cũng có một số trường vẫn giữ mức bằng hoặc tăng từ 0,5 - 2 điểm so với điểm chuẩn xét tuyển đợt 1. Do chưa đủ chỉ tiêu tuyển sinh nên một số trường tiếp tục thông báo xét tuyển bổ sung đợt 2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN