Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại Điều 325 quy định người nào đã đủ 18 tuổi mà rủ rê, lôi kéo, mua chuộc, kích động hoặc xúi giục người dưới 18 tuổi sống sa đọa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 1 – 5 năm và bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Như vậy, căn cứ theo Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Hình sự mới đã quy định tăng mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng thành từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, mặc dù Bộ luật Lao động 2012 quy định cụ thể ở Khoản 3, Điều 155 là cấm người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi... nhưng căn cứ vào tình hình thực tiễn vẫn xuất hiện nhiều trường hợp người sử dụng lao động vi phạm quy định nói trên.
Nhiều quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ 1/1/2018 |
Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có những quy định chế tài hết sức nặng cho hành vi này và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018. Cụ thể, nếu người lao động vi phạm quy định này sẽ bị phạt tiền và đồng thời cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù được quy định rõ trong Điều 162 và 128.
Bên cạnh đó, trong Điều 111 của Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ về tội hiếp dâm: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Thế nhưng trong quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể là Điều 141 không chỉ có hành vi “giao cấu” mà còn bổ sung thêm hành vi “quan hệ tình dục khác”.
Đây là một quy định mới “không giao cấu vẫn phạm tội hiếp dâm” rất đáng chú ý trong Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.