Những vết lằn tím đỏ chằng chịt trên đôi chân vụ bảo hành trẻ em mới đây. Ảnh: Khánh Chi |
Về vấn đề này, Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Tại Điều 6 Luật Trẻ em có hiệu lực từ 1/6/2017 quy định các hành vi nghiêm cấm, trong đó khoản 3 quy định cụ thể cấm: Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em. Còn tại khoản 15 điều 6 quy định cấm: Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc hỗ trợ, can thiệp, điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm, bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
Bên cạnh đó, tại khoản 2, Điều 27 Nghị định 144/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về Bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.