Sáng 24/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai họp triển khai công tác ứng phó với cơn bão số 4 và việc đảm bảo an toàn các hồ chứa nước. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN |
Từ 25/7, do ảnh hưởng của bão nên ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to (100-250mm cả đợt). Từ chiều tối và đêm 25/7, ở đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh Hòa Bình, Sơn La và khu vực Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to (50-150mm cả đợt).
Khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông, gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; khu vực Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-8. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.
Dự báo đêm 24/7: Phía Tây Bắc bộ có mưa rào và dông vài nơi, trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ - 97%.Nhiệt độ từ 23 – 26độ C.
Phía Đông Bắc bộ và Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông rải rác, gió Bắc đến Đông Bắc cấp 3, trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 65 - 98%. Nhiệt độ từ 24 - 27 độ C.
Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế phía Bắc có mưa rào và dông rải rác, phía Nam đêm có mưa, mưa vừa và dông, nhiệt độ từ 24 - 27 độ C.
Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa, phía Nam mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi, gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 58 - 95%. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C.
Khu vực Tây Nguyên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 67 - 99%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24 độ C.
Nam Bộ có mưa rào và rải rác có dông. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố, lốc và gió giật mạnh. Độ ẩm từ 70 - 98%. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27 độ C.
*
Tỉnh Nghệ An đang triển khai công tác phòng chống cơn bão số 4 được dự báo là có sức gió mạnh, nguy cơ đổ bộ vào địa phương ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Tỉnh đề nghị các ngành, địa phương và người dân theo dõi diễn biến của bão; thông báo kịp thời cho các chủ tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết diễn biến của bão để chủ động phòng tránh hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Từ chiều 24/7, tỉnh Nghệ An yêu cầu các huyện ven biển phối hợp với bộ đội biên phòng, các ngành liên quan theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt hoạt động của các tàu thuyền trên biển để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
Tỉnh cũng đang triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại khu vực du lịch ven biển, trên các đảo, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản và tại những khu vực thường xuyên bị ngập lũ; bố trí sẵn lực lượng, phương tiện để kịp thời xử lý các tình huống phức tạp của bão lũ.
Tại Nghệ An, vùng nguy hiểm, dễ ảnh hưởng của bão được xác định là các huyện ven biển và các huyện miền núi nơi có nhiều sông suối, dễ xả ra sạt lở, lũ cuốn. Nghệ An đang gặp khó khăn trong công tác phòng chống bão vì vào ngày 17/7, cơn bão số 2 đã xảy ra trên địa bàn gây thiệt hại lớn cho địa phương nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống điện thắp sáng, nhà cửa, ao hồ nuôi trồng thủy sản… của người dân vẫn chưa khắc phục được.
Đến chiều 24/7, do ảnh hưởng của bão số 2, một số địa phương vẫn chưa có điện thắp sáng và chưa có mạng internet, dẫn đến khó khăn cho người dân trong việc nắm bắt thông tin diễn biến của bão số 4.