Cụ thể, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ cao tại huyện: Ngọc Lặc (Thanh Hóa); Kỳ Sơn (Nghệ An); Ea Kar (Đắk Lắk); Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh (Lâm Đồng); Định Quán (Đồng Nai); Lộc Ninh (Bình Phước).
Nguy cơ sạt lở đất và ngập úng cục bộ trung bình tại huyện: Thường Xuân, Như Xuân, Cẩm Thủy, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thạch Thành, Quan Sơn, Mường Lát (Thanh Hóa); Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương (Nghệ An); Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên); Khánh Sơn, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh (Khánh Hòa); Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc (Ninh Thuận); Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Tuy Phong, La Gi (Bình Thuận); Mang Yang, Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ia Grai, Chư Sê, Đắk Đoa, Chư Sê, Ia Grai (Gia Lai); Ea Hleo, Krông Buk, Lắk (Đắk Lắk); Krông Nô, Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức, Thị xã Gia Nghĩa, Đắk Rlấp (Đắk Nông); Đức Trọng, Bảo Lâm, Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đà Lạt, Đam Rông, Lạc Dương, Đạ Huoai (Lâm Đồng); Trảng Bom, Tân Phú (Đồng Nai); Phú Riềng, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng (Bình Phước). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi. Lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần cảnh giác trước các dấu hiệu xuất hiện lũ quét như mưa lớn nhiều ngày ở vùng thượng lưu, nước sông hoặc suối chuyển màu đục, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... Khi thấy các dấu hiệu trên, người dân cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực có thể xảy ra lũ quét để đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền.