Lao động di cư khu vực phi chính thức khó tiếp tập cận BHYT

Ngày 30/7, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD), Oxfam đã tổ chức Diễn đàn đối thoại “Chính sách An sinh xã hội với người di cư lao động phi chính thức”.


Người lao động khu vực phi chính thức tại Hà Nội có dịp đối thoại với cơ quan làm chính sách về BHYT, BHXH

Theo bà Ngô Thị Ngọc Anh, giám đốc GFCD, quá trình đô thị hóa đang khiến nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị tìm việc và làm tại các khu vực phi chính thức. Đây là những lĩnh vực dễ gặp rủi ro nhưng các đối tượng chưa được tiếp cận bảo hiểm y tế (BHYT) cũng như dịch vụ an sinh xã hội khác.


Việt Nam có 37 triệu người làm việc ở khu vực chính thức (chiếm 71% lực lượng lao động) gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lao động thời vụ, cơ sở sản xuất nhỏ, giúp việc gia đình... “Theo khảo sát, đa số đối tượng đều muốn tiếp cận BHYT, BHXH nhưng thiếu thông tin hoặc thủ tục hành chính tại nơi đến rất khó khăn”, bà Ngô Thị Ngọc Anh cho biết.


“Để người lao động di cư dễ tiếp cận BHYT, bên cạnh việc tuyên truyền thì ngành y tế tăng cường chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thay đổi cách quản lý về tham gia BHYT, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”, bà Nguyễn Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội đề xuất.


Xuân Cường

Không được chi trả BHYT, người bệnh vẫn vượt tuyến
Không được chi trả BHYT, người bệnh vẫn vượt tuyến

Nhằm giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và khuyến khích người dân khám, chữa bệnh đúng tuyến để được hưởng quyền lợi cao nhất, từ ngày 1/1/2015 theo Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) bổ sung, các trường hợp khám trái tuyến ngoại trú sẽ không được thanh toán BHYT.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN