Đồng thời, tỉnh đổi mới phương thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông phù hợp với chủ đề Năm an toàn giao thông.
Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đầu tư phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ, đầu tư bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, siết chặt quản lý phương tiện kinh doanh vận tải. Lực lượng chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tập trung xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông. Công an tỉnh mở các chuyên đề kiểm tra tập trung vào các lỗi vi phạm về nồng độ cồn, xe quá tải, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, đỗ - đón trả khách trên đường cao tốc…
Để tăng cường ý thức của người tham gia giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp cùng Công ty Honda Việt Nam tổ chức Chiến dịch "An toàn giao thông cùng Honda Việt Nam", nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng lái xe an toàn cho người dân khi tham gia giao thông; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh. Các cấp, các ngành đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp huy động sức mạnh tổng hợp, bảo đảm trật tự an toàn giao thông...
Năm 2018, lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đã lập biên bản, ra quyết định xử phạt 54.555 trường hợp, tạm giữ 8.977 phương tiện và 42.397 bộ giấy tờ xe vi phạm trật tự an toàn giao thông. Riêng trên đường bộ, lực lượng chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 52.535 trường hợp, tạm giữ 8.977 phương tiện và 42.397 bộ giấy tờ xe. Các lỗi vi phạm chủ yếu như vi phạm về độ cồn là 5.059 trường hợp, không đội mũ bảo hiểm 17.591 trường hợp, không có giấy phép lái xe 3.026 trường hợp…