Từ ngày 2/7, ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế khả năng có mưa dông nhiều nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Trong ngày 29/6, Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35- độ, có nơi trên 39 độ C; các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 40 độ C. Nhiệt độ cao nhất thực đo trong ngày có mức trên 40 độ C ở một số trạm là: Nho Quan (Ninh Bình) 40,6 độ C; Tĩnh Gia (Thanh Hoá) 41, 4 độ C; Tây Hiếu (Nghệ An) 41,3 độ C.
Ngày 30/6, do ảnh hưởng của rìa Nam rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ, có nơi trên 39 độ C; ở đồng bằng Bắc Bộ, nắng nóng dịu dần với nhiệt độ phổ biến 33-36 độ, có nơi trên 36 độ C; Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-18 giờ. Khu vực Hà Nội trời nắng, có nơi nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 33-36 độ C.
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ngày 30/6, chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 6-9 ứng với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại cao đến rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng ở Bắc Bộ cấp 1; ở Trung Bộ cấp 2.