Trong thời gian gần đây, cả nước đã xảy ra một số vụ cháy lớn , gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống nhân dân.
Điển hình: Vụ cháy nhà dân tại hẻm 453, đường Lê Văn Sỹ, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/12/2016 làm chết 6 người; vụ cháy khu dân cư tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 17/1/2017 thiêu hủy 70 căn nhà tạm.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Bộ Công an đề nghị các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015; cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần xác định công tác phòng cháy chữa cháy , cứu nạn, cứu hộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên hằng ngày.
Người đứng đầu các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Điều 54, 56 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy .
Đặc biệt chú trọng, nâng cao vai trò, trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập tắt đám cháy tại Công ty sản xuất gạch men Khắc Ảnh (Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN. |
2. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1926/CĐ-TTg ngày 2/11/2016. Thành lập các Đoàn liên ngành kiểm tra điều kiện an toàn PCCC đối với cơ sở trọng điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa ở địa phương (trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền, đài phát thanh, truyền hình, khu công nghiệp, khu chế xuất...), các cơ sở nguy hiểm cháy, nổ cao, tập trung đông người (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chung cư, nhà cao tầng) và các khu dân cư, nhà liền kế, nhà mặt phố kết hợp kinh doanh...
Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy ; tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với những trường hợp sai phạm nghiêm trọng hoặc những nội dung vi phạm đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiến nghị nhiều lần nhưng cơ sở không thực hiện. Tiến hành sơ kết việc triển khai thực hiện Công điện số 1926/CĐ-TTg và gửi báo báo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ) để tập hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình hành động ban hành kèm theo Quyết đ ịnh số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 về việc thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư. Xây dựng, duy trì và định kỳ phát sóng chuyên mục về phòng cháy chữa cháy tại các “khung giờ vàng” (từ 18h - 21h30’) trên các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; trong đó, tập trung biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác phòng cháy chữa cháy và phê phán công khai các hành vi thiếu trách nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng v ề phòng cháy chữa cháy của các tổ chức, cá nhân để giáo dục, phòng ngừa chung.
Lồng ghép việc phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục phù h ợp với từng ngành học, cấp học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhất là tại các khu dân cư, nhà liên kế, nhà mặt phố kết h ợp kinh doanh để chủ cơ sở, chủ hộ gia đình tự giác thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy: Rà soát, trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy , cứu nạn, cứu hộ , bố trí lối thoát nạn phù hợp với tính chất hoạt động, mức độ nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở; tự giả định tình huống và các biện pháp chữa cháy, thoát nạn khi có cháy, nổ xảy ra.
4. Tập trung xây dựng, phát triển phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sâu rộng gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và với phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành. Xây dựng, nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy theo hướng tự nguyện, tự phòng, tự quản tại các cụm dân cư, cụm doanh nghiệp.
Đề nghị các địa phương bảo đ ả m chế độ chính sách cho đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cơ sở không chuyên trách theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và quan tâm, đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cho lực lượng dân phòng, phòng cháy chữa cháy cơ sở và chuyên ngành theo quy định tại Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 và Thông tư số 48/2015/TT-BCA ngày 6/10/2015 của Bộ Công an nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng này.
5. Từng bước thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển kinh t ế, xã hội của địa phương g ắn với quy hoạch hệ thống hạ tầng bảo đảm cho công tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ .
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng cháy chữa cháy, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia xây dựng, phá t triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về phòng cháy chữa cháy tại địa phương. Quan tâm, bố trí quỹ đất, đầu tư kinh phí xây dựng Trụ sở và trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Bộ Công an đề nghị các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.