Tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 19 giờ ngày 22/2, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 5,1 độ Vĩ Bắc; 109,8 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) khoảng 330km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Nam Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 19 giờ ngày 23/02, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 3,8 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách đảo Huyền Trân (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) khoảng 530km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió đông bắc mạnh nên vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.

Ngoài ra do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông.



TTXVN/Tin Tức
Các tỉnh ven biển chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới
Các tỉnh ven biển chủ động đối phó với áp thấp nhiệt đới

Văn phòng Ban Chỉ đạo PCLBTW - Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đã có Công điện khẩn số 07 gửi Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang; các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và PTNT vào tối 21/2.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN