Tòa nhà bị sập đã từng được xin phá dỡ

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), tòa nhà bị sập được xây từ năm 1905, tức là đã 110 tuổi. Lần sửa chữa tu tạo lớn gần đây nhất của tòa nhà này là từ những năm 90. Từ năm 2000 đến nay, VNR vẫn duy trì công năng sử dụng tòa nhà, chỉ tu bổ, sửa chữa nhỏ và sử dụng vật liệu nhẹ.



Hiện trường vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội


Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc VNR cho biết, do đã qua thời gian sử dụng lâu dài, ngôi 1 bị hư hỏng nặng, có nguy cơ đổ sập, úng ngập tầng hầm. VNR đã có nhiều văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội cho di dời các hộ gia đình trong tòa nhà 107 Trần Hưng Đạo, để phá dỡ làm trụ sở VNR. Tuy nhiên, tòa nhà này nằm trong diện bảo tồn 300 nhà cổ của Hà Nội, nên mặc dù được TP Hà Nội chấp thuận cho VNR giữ lại làm trụ sở, nhưng phải giữ nguyên trạng, không được sửa chữa lớn.
Trước nhiều ý kiến dư luận khác nhau về vụ sập nhà cổ 107 phố Trần Hưng Đạo bất ngờ đổ sập vào trưa ngày 22/9/2015, trong đó có phần trách nhiệm của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT), đơn vị đang trực tiếp sử dụng ngôi nhà làm trụ sở, chiều ngày 23/9, Phó Tổng giám đốc VNR Đoàn Duy Hoạch đã trao đổi trực tiếp với các cơ quan báo chí về trách nhiệm của VNR.

Ông Đoàn Duy Hoạch khẳng định: VNR hiện đã báo cáo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, hóa đơn tiền thuế đất, thuê đất liên quan và thực trạng ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo với TP Hà Nội và Xí nghiệp Quản lý nhà Hà Nội. Tòa nhà gồm 7 ngôi nhà, với tổng diện tích sàn 2.669 m2. Ngôi 1 có diện tích 643 m2, trong đó có 500 m2 là trụ sở Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực I thuộc VNR và 143 m2 bố trí cho cán bộ công nhân viên thuê làm nhà ở. Ngôi 2 - 6 được xây dựng từ những năm 1970, có diện tích 907 m2 cũng được bố trí cho cán bộ công nhân viên thuê ở. Ngôi 7 là nhà cấp 4, rộng 60 m2, được bố trí cho Bệnh viện GTVT thuê làm phòng khám.

Được biết, sáng ngày 23/9, lãnh đạo VNR đã đến Bệnh viện Việt Đức, trực tiếp thăm hỏi các nạn nhân và gia đình. VNR đã hỗ trợ gia đình hai nạn nhân bị tử vong do vụ sập 10 triệu đồng/người, hỗ trợ 3 triệu đồng/người bị thương nặng và 1 triệu đồng/người bị thương nhẹ. Để phòng ngừa các ngôi nhà xung quanh tòa nhà tiếp tục sập, ảnh hưởng đến đời sống, VNR hiện cũng đã đề xuất TP Hà Nội bố trí nhà ở tái định cư cho các hộ dân tại Khu đô thị Định Công. Kinh phí do TP Hà Nội chịu trách nhiệm. VNR sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết, khắc phục sự cố và thông tin kịp thời đến báo chí và người dân.

Tiến Hiếu (TTXVN)
Khẩn trương ổn định cuộc sống người dân sau vụ sập nhà cổ
Khẩn trương ổn định cuộc sống người dân sau vụ sập nhà cổ

Đến chiều 23/9, hơn 60 hộ dân trong vụ sập nhà 107 Trần Hưng Đạo đã và đang được các đơn vị chức năng của thành phố Hà Nội bố trí chỗ ở tạm tại nhà CT1 khu đô thị Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN