Trung tâm thương binh Thuận Thành, ngôi nhà lớn ấm áp tình thương yêu

Sống trong Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh) là những người một phần thân thể của họ đã để lại nơi chiến trường ác liệt. Họ vẫn tiếp tục sống và chiến đấu trong một “trận chiến mới”: chiến thắng bệnh tật.

Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành là đơn vị nuôi dưỡng, điều trị thương, bệnh binh nặng tập trung có số lượng thương binh đông nhất và thương tật nặng nhất của cả nước. Hiện đơn vị đang thực hiện chế độ chính sách đối với 98 thương bệnh binh nặng, chủ yếu bị liệt cột sống, phải di chuyển bằng xe lăn thuộc 23 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, gồm cả ba thế hệ, chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ biên giới.

Một căn hộ khang trang, sạch sẽ trong khu gia đình tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành.

Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành được thành lập từ năm 1965. Hơn 50 năm qua, Trung tâm đã nhận nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng cho khoảng 1.000 thương binh nặng từ các chiến trường trở về. 

Hiện tại, Trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị cho 98 thương, bệnh binh, với tỉ lệ thương tật từ 81-100%, trong đó 90% là bị thương vào cột sống, liệt nửa người, phải di chuyển bằng xe lăn, xe lắc, 10% bị thương tổng hợp như cụt tay, chân, hỏng mắt. 

Nhiều thương binh do di chứng của vết th­­ương cột sống dẫn đến 1/2 cơ thể bị teo cơ, mất cảm giác, không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân. Nhiều ngư­­ời mắc thêm các chứng bệnh như tiểu đư­­ờng, huyết áp cao, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đ­ư­ờng tiết niệu, loét lư­­ng.... Chưa kể có nững thư­­ơng binh còn mảnh đạn nằm trong người, gây ra những cơn đau nhức nhối khi trái nắng trở trời.


Với phương châm, coi người bệnh như người nhà,đội ngũ cán bộ, y bác sỹ nơi đây đã tạo được niềm tin, tiếp thêm động lực để các thương bệnh binh yên tâm điều trị.

Các thương bệnh binh trong buổi sinh hoạt tại Trung tâm.

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nư­ớc; nhiều năm qua, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành cũng đã mở rộng quan hệ với các đơn vị, doanh nghiệp làm tốt phong trào xã hội hóa công tác chăm sóc người có công để giúp đỡ tình thần và vật chất cho thương bệnh binh. Cùng với việc hỗ trợ làm nhà tình nghĩa cho các thương bệnh binh, Trung tâm đã phối hợp cùng chính quyền địa phương giải quyết chế độ ưu đãi cho các con em thương bệnh binh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho vợ, con thương binh cũng như xin việc làm ổn định cho con  của thương bệnh binh. Những việc làm thiết thực ấy đã góp phần cùng toàn xã hội thực hiện tốt chính sách Đền ơn đáp nghĩa đối với người có công.


Giám đốc Trung tâm Nguyễn Khắc Dư chia sẻ: "Sự hy sinh của các thương bệnh binh là bài học lớn cho chúng tôi, họ đã cống hiến cho Tổ quốc và đang sống với tất cả nghị lực phi thường… Mặc dù còn khó khăn song cán bộ, nhân viên của Trung tâm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phục vụ, chăm sóc thương binh, để Trung tâm thực sự trở thành “ngôi nhà thứ hai” của các thương bệnh binh".


Bác Hoàng Xuân Thịnh - thương binh nặng tại trung tâm chia sẻ: "Chúng tôi rất phấn khởi và cảm động trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Mặc dù bị thương tật nặng, nhưng chúng tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều đồng đội đã nằm lại ở chiến trường. Chúng tôi được sống, được chứng kiến đất nước ta ngày càng phát triển, cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi vì những đóng góp của mình đã có được những thành quả đáng ghi nhận”.


Lê Phú - Kiều Hà/ Báo Tin Tức
Trao giải cho 41 tác phẩm về đề tài thương binh liệt sĩ, người có công
Trao giải cho 41 tác phẩm về đề tài thương binh liệt sĩ, người có công

Chiều ngày 17/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Hôi Nhà văn Việt Nam đã trao giải thưởng cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh, liệt sĩ và người có công. Đến dự có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN