Theo đó, Vietnam Airlines (VNA) khai thác 87.555 chuyến bay, chậm 10.520 chuyến; Jetstar Pacific (JPA) khai thác 24.598 chuyến, chậm 5.110 chuyến; Vietjet Air (VJA) khai thác 80.767 chuyến, chậm 13.729 chuyến bay.
Điều này cho thấy chỉ số đúng giờ của các hãng hàng không trong 8 tháng đầu năm đã có sự cải thiện tích cực so với bình quân chậm chuyến trên thế giới là 25%.
Chậm hủy chuyến là tình trạng thường xuyên trong hoạt động khai thác hàng không, vốn được ưu tiên số 1 cho an toàn. Theo các chuyên gia, đây là lĩnh vực không cho phép bất kỳ thỏa hiệp nào để chuyến bay cất cánh hoặc hạ cánh trong điều kiện thiếu an toàn.
Theo Công ty giám sát dữ liệu hàng không quốc tế (FlightStats), các hãng hàng truyền thống và giá rẻ có tỉ lệ chậm chuyến cao trong tháng 8, như: Air China 37,64%, Cathay Pacific ,16%, Air Canada 35,13%, Air India 33,23%; United Airlines 25,31% và thậm chí các hãng được đánh giá dịch vụ tốt như Asiana Airlines cũng có tỉ lệ chậm 36,81%, Lufthansa 30,45%. Đối với các hãng giá rẻ Air Asia 25,65%; Air Asia X 43,04%; JetBlue Airways 31,27%; EasyJet 34,24%.
Như vậy, tỷ lệ chậm hủy chuyến của các hãng hàng không trong nước nằm trên mức bình quân thế giới và cao hơn các hãng uy tín như Lufthansa, Asiana Airlines, Air Asia hay EasyJet.
Đại diện một hãng hàng không cho biết, thời gian gần đây, thời tiết khu vực phía Nam có nhiều bất thường, mưa lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều chuyến bay, kẹt đường lăn ở sân bay… đây là những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ chậm chuyến vì lý do máy bay về muộn. Dự báo, đến cuối năm, không khí lạnh và sương mù phía Bắc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ đúng giờ.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đánh giá, hệ thống điều hành bay thời gian qua đã có nhiều đổi mới, cải tiến để phục vụ người dân tốt hơn. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về vấn đề trên, đảm bảo công bằng giữa các hãng hàng không với người dân.