Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự và tự hào không chỉ với nhân dân tỉnh Phú Thọ mà còn là niềm vui chung của toàn nhân dân Việt Nam khi di sản được tôn vinh thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử.
Nhân dịp này, nhà nghiên cứu văn hóa Phú Thọ Vũ Kim Biên đã có bài viết khẳng định rõ công đức của các Vua Hùng đối với dân tộc ta trên cả lĩnh vực tinh thần và vật chất. Tin tức trân trọng giới thiệu bài viết này.
* Giúp người dân no cơm ấm áo
Vua Hùng sáng tạo ra kỹ thuật cấy lúa nước mở ra nền nông nghiệp trồng lúa năng suất cao, mang lại cho dân cư cuộc sống no cơm ấm áo. (Đã chứng minh trong Luận án khoa học Đồng Lú xuất bản năm 2000 và 2002). Trên cơ sở lương thực ổn định làm tiền đề cho việc phát triển các nghề thủ công đồ đá hết sức phong phú với các loại rìu, bôn, đục, lao, vòng tay hoa tai, hạt chuỗi đeo cổ.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO công nhận. |
Kỹ thuật thủ công cưa khoan mài tiện đồ trang sức bằng đá
cho tới nay vẫn là đỉnh cao, không hề thua kém máy móc tinh xảo nhất.
Bên cạnh đó là đồ gốm gồm nồi chảo, vò lọ chum vại bát đĩa cốc chén, rất
nhiều kiểu dáng. Mặt ngoài đồ dùng trang trí tới hơn 30 mẫu hoa văn. Đồ
tre nứa, ta thấy chúng in hình ở đáy đồ gốm mà người thợ dùng lót khi
phơi nắng, có các kiểu lóng mốt, lóng hai của dần sàng nong nia, bồ cót,
rổ rá, thúng mủng.
Vải mặc cũng có khá sớm. Ở các di chỉ thuộc
văn hoá Phùng Nguyên cách nay 4500 năm đã có rất nhiều dọi xe sợi. Các
nhà khảo cổ cho rằng vải lúc đó được dệt từ sợi. Các mộ táng thuộc giai
đoạn Gò Mun (các ngày nay 3000 năm), Đông Sơn (2800 năm đến đầu công
nguyên) đều có vải liệm in lên hài cốt. Trên trống đồng, thạp đồng khắc
hình vũ công nhảy múa mặc áo dài. Về cuối thời Hùng Vương tầng lớp trên
may mặc khá xa hoa.
Về đồ gỗ, ngoài việc chế tạo các đồ dùng
trong nhà, người thợ thủ công còn đóng được thuyền gỗ lớn chở được nhiều
ngưòi đi trên sông, biển. Đồ đồng, kể từ văn hóa Đồng Đậu (3500 năm
cách nay) về sau ngày càng xuất hiện nhiều đồ đồng như rìu, thuổng, mũi
lao, mũi giáo, mũi tên nỏ, âu, thạp, trống. Trống đồng loại một vẫn giữ
kỷ lục đỉnh cao của kỹ thuật luyện đúc đồng từ trước tới nay. Trống đồng
thể hiện quyền uy của các bậc thủ lĩnh.
Theo các
sách cổ, một chiếc trống đồng to đẹp có thể đổi được 700 đến 1000 con
bò. Điều đó cho thấy, Văn Lang là một quốc gia giầu mạnh so với các nước
láng giềng cùng thời đại.
* Chính trị ổn định
Sau khi chế độ thị tộc nguyên thuỷ tan rã, để thích ứng với nền sản xuất mới theo đơn vị gia đình nhỏ, các Vua Hùng đã không thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, nghĩa là cho phép anh em thân thích của mình cùng quan lại, xí đồ lấy từng vùng lãnh địa biến dân cư trong vùng thành nô lệ. Mà trái lại đã mở rộng quyền dân chủ thiết lập chế độ làng chạ tự quản. Trong đó, ruộng đất phân phối cho tất cả mọi thành viên làng chạ. Duy những chức viên đứng đầu làng làm công việc hành chính, thuộc hạ của triều đình thì được hưởng phần ruộng đất nhiều hơn và các ân huệ khác.
Cơ cấu xã hội gồm 4 đẳng cấp: Vua Hùng, Lạc hầu (quan triều), Lạc tướng (quan địa phương), Lạc dân (dân tự do). Như vậy những người đứng đầu làng chạ cũng chỉ là dân như tất cả mọi người, họ do làng bầu lên chứ không phải vua bổ nhiệm. Nếu không xứng đáng thì dân phế đi bầu người khác. Mô hình làng chạ tự quản duy trì suốt mấy nghìn năm, đến thời phong kiến có cải tiến một chút về bộ máy và chế độ tô thuế ở đồng bằng, còn miền núi vẫn bảo lưu gần như nguyên vẹn.
Làng chạ tự quản là chế độ chính trị ưu việt mà dân ta mong muốn. Trong đó, gia đình, họ hàng, làng nước là một tổng thể gắn bó với nhau bằng quyền lợi và tình cảm. Làng chỉ chấp hành mệnh lệnh của Lý trưởng khi ông ta phải thi hành chức trách của chính quyền Nhà nước như thu thuế, bắt phu, bắt lính... Còn công việc nội bộ của làng thì do Hội đồng tộc biểu bàn bạc thỏa thuận với nhau. Đến nhà Nguyễn, hội đồng tộc biểu bổ sung thêm tầng lớp trí thức của làng (người đỗ Sectiphica trở lên) và chức Đội trở lên trong quân lính về hưu. Tất cả thành viên trong làng đều phải tuân theo hương ước, tức là bản luật tục do dân xây dựng nên.
Nhờ được sống tự do nên làng xưa khá giàu có. Mỗi làng thường làm được đình chùa to đẹp, trồng cây cổ thu xung quanh tạo nên cảnh vật tươi vui lắng đọng tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng khắc sâu nhiều kỷ niệm, dù đi đâu về đâu cũng không sao quên được làng quê.
Sau khi trấn áp được phong trào Cần Vương cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp khôn ngoan và xảo quyệt đã bảo lưu mô hình làng xã cổ truyền, nhưng "nống" thêm quyền hạn cho bộ máy hào lý để dễ biến họ thành tay sai. Do đó bầu không khí dân chủ ở nông thôn bị ô nhiễm tệ cường hào. Tuy vậy những truyền thống vững chãi về nếp làm ăn, nếp nhà, nếp làng nước, nếp phong tục vẫn không thay đổi.
* Quân sự vững mạnh, văn hóa phong phú
Hơn 3000 năm trước, Vua Hùng thứ 6 đã đánh thắng giặc Ân, để lại bài học phát động chiến tranh toàn dân toàn diện. Về sau, các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế; các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Minh dưới thời Trần - Lê.. đã vận dụng thành công kinh nghiệm ấy.
Chế độ xã hội ưu việt kết hợp với truyền thống quân sự, cả hai đều lấy dân làm gốc là một tài sản quý báu của tổ tiên ta để lại. Cũng vì lẽ dân ta sống với vua ta cởi mở theo nghĩa đồng bào, nên sẵn sàng chống ngoại xâm theo lời hiệu triệu của vua. Lịch sử cũng đã chứng minh mỗi làng là một pháo đài bảo vệ Tổ quốc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước.
Làng quê Việt Nam rất nhiều điển thờ, phong tục, hội hè, tết nhất. Có thể một phần là do “phú quý sinh lễ nghĩa”, còn phần khác là do tổ tiên ông cha ta gây dựng nên để làm điểm tựa tinh thần đưa con cháu sống nhân ái, có tình, có đạo lý, hài hòa và êm ấm.
Nay đem bóc tách các lớp áo văn hoá của các thời đại sau, ta thấy phần lớn lộ ra phong tục tập quán được nảy sinh từ dưới thời Hùng Vương. Ví như Tết Nguyên đán (truyền thuyết bánh chưng bánh dầy); hội mùa (truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa). Các tục lệ cưới hỏi tang ma, ăn uống, thờ thần sông, núi, thờ gia tiên mà sách Lĩnh Nam trích quái chép hồi thế kỷ 15 nói là của thời Hùng Vương, nay vẫn còn lưu dấu. Nhiều điệu múa, giọng hát, nhiều nhạc cụ, nhiều trò chơi thể thao, nhiều tác phẩm điêu khắc hội hoạ hiện đang khai thác. Nhiều áng văn truyền miệng mô phỏng sự thật lịch sử như “Thánh Gióng”, “Dưa hấu”, “Chử Đồng Tử”, “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và nhiều truyền thuyết khác đều là các sáng tác bất hủ của Tổ tiên từ thời hùng Vương, trải qua hàng ngàn năm lịch sử vẫn được con cháu ghi nhớ.
Vũ Kim Biên