Bầu Kiên: Chả nhẽ, nói rồi thôi?

Sự vắng mặt của chủ tịch CLB bóng đá HA.GL Đoàn Nguyên Đức và chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội Nguyễn Đức Kiên chắc chắn đã khiến không khí ở cuộc họp lần cuối của các thành viên tại Hà Nội trước khi hồ sơ đăng ký xin cấp phép hoạt động cho VPF được trình lên Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội bớt phần sôi nổi.


Bầu Kiên (trái) và bầu Đức đã im lặng khá lâu trong suốt thời gian qua, trong khi ngày càng xuất hiện nhiều thông tin bất lợi nhằm vào VPF.


Hơn ai hết, 2 ông bầu trên là những người được kỳ vọng nhất trong quá trình khai sinh VPF. Trong khi ông Đức vốn nổi tiếng là người phóng khoáng và có phong cách cởi mở với tất cả mọi người, thì bầu Kiên gây ấn tượng mạnh với những phát ngôn, lập luận sắc bén khiến VFF phải “bó tay chịu trận”.

Cách bầu Kiên qua mặt VFF khi yêu cầu cho báo chí vào tham dự Hội nghị tổng kết mùa giải 2011 hay điệp vụ “nẫng” Công Vinh khỏi HN.T&T là những ví dụ điển hình chứng tỏ tài năng của một trong những nhà tài phiệt hàng đầu VN.

Sự kết hợp giữa 2 ông bầu với 2 phong thái khác nhau có thể nói là hoàn hảo, đảm bảo cho đề án thành lập VPF khi đem ra trình làng đã nhanh chóng nhận được sự nhất trí ủng hộ của 100% thành viên hội nghị, từ lãnh đạo VFF tới ông chủ các CLB.

Nói vậy để thấy, sự vắng mặt của cả 2 ông bầu trên chắc chắn đã khiến cho không khí ở cuộc họp lần cuối của các thành viên tại Hà Nội trước khi hồ sơ đăng ký xin cấp phép hoạt động cho VPF được trình lên Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội bớt phần sôi nổi. Đặc biệt là Chủ tịch CLB bóng đá Hà Nội.

Không phải ngẫu nhiên, ông Kiên được nhóm 6 CLB cùng các thành viên khác tín nhiệm là đại diện trực tiếp làm việc với VFF và lãnh đạo ngành thể thao để xúc tiến quá trình thành lập VPF.

Trong hoàn cảnh VFF bị nhiều người đặt vào thế đối ngược với sự ra đời của VPF, thì các ý kiến phản biện từ CLB là điều được dư luận chờ đợi nhất. Thất bại của VFF trong ý định chuyển VPF từ công ty cổ phần sang mô hình TNHH là một ví dụ điển hình.

Ở đây thấy cần nhắc lại, bầu Kiên cũng chính là người đưa ra đảm bảo về năng lực tài chính của VPF, với tuyên bố sẽ giúp VPF sinh lãi. Đấy cũng là một trong những lý do khiến đề án thành lập VPF nhanh chóng được thông qua. Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, khi VPF bị đặt dưới những nghi ngờ về năng lực tài chính, ông Kiên lại hoàn toàn im lặng. Loanh quanh chỉ các thành viên ban trù bị, trực tiếp là Phó Chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn đứng ra cáng đáng.

Trong khi ai cũng biết, ngoài VPF thì cùng với TTK Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Viễn còn phải lo công tác chuẩn bị cho mùa giải mới 2012. Nếu xét về năng lực kiếm tiền, thì ông Viễn cũng không thể so bì được với dân kinh doanh thứ thiệt như ông Kiên, ông Đức hay Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng.

Việc đưa Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Viễn vào ghế TGĐ VPF, chắc chắc không phải vì mục đích kinh doanh, mà trước hết là nhằm đảo bảo các yếu tố chuyên môn cho V-League, bên cạnh yêu cầu đảm bảo định hướng phát triển của cả nền bóng đá.

Trong điều kiện của VN hiện tại, không thể phủ nhận vai trò cần thiết của VFF. Đấy cũng là mục đích nguyên thủy cho sự ra đời của VPF. Để ông Viễn làm tốt trách nhiệm của mình ở cương vị TGĐ, rất cần sự hỗ trợ từ các thành viên công ty. Trong số đó, chắc chắn không thể thiếu những người thạo kinh doanh như bầu Kiên hay Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng.

Theo thethaovanhoa.vn

Dư âm VFF Cup 2011:Chút ưu phiền đọng lại
Dư âm VFF Cup 2011:Chút ưu phiền đọng lại

Hôm qua (24/10), HLV Falko Goetz đã công bố danh sách ĐT U23 QG tham dự SEA Games 26, diễn ra tại Inđônêxia vào tháng 11 tới. Ba gương mặt bị loại gồm có: Nguyễn Tấn Công, Phạm Văn Nam và Trần Tấn Đạt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN