Đi đó đây những lồng chim làng Vác

Nhờ bí quyết được truyền lại từ bao đời nay của người làng, sản phẩm lồng chim làng Vác luôn đạt được ba tiêu chuẩn: đẹp, bền, sang trọng. Cũng bởi vì thế mà những lồng chim làng Vác rất được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đến đâu bán hết đến đó.

Làng Vác là tên nôm của làng Canh Hoạch, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai (Hà Nội), nơi có nghề truyền thống làm lồng chim. Hiện nay, cả xã có bốn làng là Canh Hoạch, Vũ Lăng, Tiên Lữ, Phú Thọ với 2.340 hộ dân thì có đến hơn 400 hộ làm lồng chim, trong đó Canh Hoạch là làng phát triển nhất với hơn 100 hộ theo nghề.

Hình ảnh phơi tre, tang lồng được thấy ở khắp mọi nơi trong làng Vác.


Làng Vác có tới 99% hộ dân làm lồng chim, nhiều hộ trở nên khá giả từ nghề này. Hầu hết em nhỏ đều biết làm lồng chim. Lớp trẻ ít kinh nghiệm hơn thì mài vanh, ráp đáy, xâu nan lồng.

Cùng một mẫu lồng, nhưng lồng làm bằng tay sẽ có giá cao hơn so với làm bằng máy, bởi từng khâu chế tác từ uốn vanh, xâu nan cho đến chạm khắc đều là mồ hôi, công sức của người thợ.


Một cô gái trẻ say sưa làm việc.


Mỗi sản phẩm đều thấm đẫm mồ hôi và tâm huyết của người thợ.


Những câu chuyện được thể hiện trên lồng chim làng Vác.

Chỉ bằng một lưỡi dao rất nhỏ cùng với đôi tay tài hoa, người thợ làng Vác đã chạm khắc nên những chiếc vanh, chân lồng đẹp như tranh vẽ, với các tích truyện hay những họa tiết nhỏ như hình long, ly, quy, phượng; hình cây cỏ, hoa lá...

Những thứ công việc kỳ công của người thợ làm lồng chim làng Vác.


Công đoạn khoan vanh đòi hỏi sự tập trung và bàn tay khéo léo của người thợ với độ chính xác cao.


 Một người thợ đang thao tác bên chiếc lồng chim.


Để có những chiếc lồng đẹp và bền, người thợ phải xử lý qua nhiều công đoạn kỳ công như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, để cho ra những nan lồng đạt độ chuẩn về khả năng chống mối mọt.

Uốn nan lồng sau khi nan được ngâm vào nước nóng cho mềm dẻo.



Lồng chim tinh xảo làng Vác không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Đài Loan,... là nguồn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho các hộ gia đình.


Chùm ảnh: Vũ Long/Minh Đức - TTXVN


Cháo se làng cổ Hương Canh
Cháo se làng cổ Hương Canh

Từ bao đời nay, “cháo se” đã trở thành món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày lễ, Tết, những dịp đặc biệt quan trọng của người dân ba làng Cánh xưa kia và người dân thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, ngày nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN